Vì sao đội tuyển Việt Nam thảm bại tại vòng loại Asian Cup 2015?

15:38 Thứ năm 21/11/2013

Cả trận không có nổi một cú sút nào, tỷ lệ kiểm soát bóng 34%, 5 lần để thủng lưới… là các thông số đáng buồn của ĐT Việt Nam trong trận gặp UAE. Thất bại trên sân Mohammad Bin Zayed thật sự là kết quả hợp lý đến từng chi tiết, bất kể ĐT Việt Nam có thể đổ vấy vì tấm thẻ đỏ của Phước Vĩnh.

Bài viết cung cấp độc quyền bởi






Dù sức khỏe chưa thật tốt sau ca phẫu thuật cắt bỏ u dạ dày, nhưng cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam 50 năm qua, Lê Thế Thọ vẫn rất hào hứng khi bàn về tình hình của bóng đá nước nhà. Ngay lời mở đầu, ông Thọ khẳng định: “Nếu như có chiến lược và định hướng tốt, bóng đá Việt Nam đã có thể đặt chỉ tiêu rõ ràng hơn tại những giải đấu tầm châu Á chứ không phải quẩn quanh kiếm thành tích ở những giải trong ao làng như AFF Cup, SEA Games”. Theo ông Thọ, việc ĐT Việt Nam toàn thua ở vòng loại Asian Cup là hệ quả của một chuỗi đầu tư kém cỏi và thái độ hời hợt với ĐTQG của LĐBĐ Việt Nam (VFF).

Đội tuyển Việt Nam

Trước vòng loại Asian Cup 2015, lãnh đạo VFF đã rất thờ ơ với sân chơi này. Bằng chứng là VFF quyết định lấy những trận đấu đầu tiên của vòng loại để “test” HLV. ĐT Việt Nam chưa bao giờ thua Hồng Kông (Trung Quốc), nhưng ngay sau thất bại 0-1, VFF lại quyết định ký hợp đồng với HLV Hoàng Văn Phúc, bất chấp sự phản đối của một số thành viên Hội đồng HLV QG.

“Chúng ta quen với cái nếp tư duy là chỉ thích kiếm thành tích từ “ao làng” rồi. Tôi thấy VFF thậm chí còn không thèm quan tâm với việc các CLB vươn lên những sân chơi lớn như Champions League châu Á, AFC Cup... thì mong gì những đầu tư từ ĐT”, ông Lê Thế Thọ nói.

Trước việc trợ lý Nguyễn Văn Sỹ nắm quyền HLV trưởng suốt mấy trận vừa rồi để HLV Hoàng Văn Phúc tập trung cho ĐT U23 dự SEA Games 27, ông Thọ nhận định, chẳng ở quốc gia nào mà người ta sử dụng trợ lý cho ĐTQG mấy trận liền: “Đó là một sự ngược đời. Tôi không chê trách gì anh Sỹ, nhưng trợ lý thì vẫn chỉ là trợ lý thôi. Đừng bắt Sỹ làm…tướng”.

Một nghịch lý nữa mà ông Thọ chỉ ra là VFF đã không quy tụ được những người có chuyên môn tốt: “Tôi chẳng lạ vì thành tích kém cỏi của ĐT Việt Nam. Thực ra, bóng đá Việt Nam không thiếu tiền, không thiếu cầu thủ giỏi, nhưng cách nhìn và cách đầu tư của VFF cho những sân chơi lớn lại không hợp lý. Hoặc là họ không đủ tầm để nâng cấp ĐT, hoặc là nhận thức hạn hẹp, chỉ thích chọn những mục tiêu tầm thấp như SEA Games hay AFF Cup để gặp hái thành tích”.

10 trận thua đậm nhất của bóng đá nam Việt Nam

1. Dammam, 12/2/2001: Saudi Arabia - Việt Nam: 5-0

2. Bastia Umbra, 12/2/2003: U23 Việt Nam - Albania: 0-5

3. Incheon, 29/9/2003: Việt Nam - Oman: 0-6

4. Incheon, 25/9/2003: Hàn Quốc - Việt Nam: 5-0

5. Abu Dhabi, 28/10/2007: UAE - Việt Nam: 5-0

6. Ratchasima, 15/12/2007: U23 Việt Nam - U23 Singapore 0-5

7. Zheijang, 21/1/2009: Trung Quốc - Việt Nam: 6-1

8. Guangzhou, 10/11/2010: Olympic Việt Nam - Olympic Turkmenistan: 2-6

9. Hà Nội, 17/7/13: Việt Nam - Arsenal: 1-7

10. Abu Dhabi, 19/11/2013: UAE - Việt Nam: 5-0

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục