Cần một cơ chế chuẩn mực hơn?

16:22 Thứ bảy 31/08/2013

Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ đã tăng phi mã trong khoảng vài thập niên trở lại đây: năm 1976, Paolo Rossi lập kỷ lục chuyển nhượng khi rời Vicenza để sang Juventus với số tiền 2,38 tỷ lira (đơn vị tiền tệ cũ của Italia, tương đương khoảng 1,75 triệu bảng theo thời giá bấy giờ), còn đến năm 1990 thì mức phí chuyển nhượng cao nhất cũng chỉ là 16,8 tỷ lira (tương đương khoảng 8 triệu bảng) sau khi Roberto Baggio chuyển sang Juve từ Fiorentina.

Bài viết cung cấp độc quyền bởi






Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21 thì những thương vụ trị giá 30-40 triệu bảng đã trở nên quá quen thuộc, và kỷ lục chuyển nhượng đã được nâng lên tới 80 triệu bảng (Cristiano Ronaldo), thậm chí con số này cũng sẽ bị phá vỡ trong vài ngày tới khi Gareth Bale chính thức trở thành cầu thủ của Real Madrid.

Cần một cơ chế chuẩn mực hơn

Nói cách khác, giá trị của một – xin nhấn mạnh là một – cầu thủ ngôi sao giờ đã tương đương với cả một doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên phương thức giao dịch trên sàn chuyển nhượng vẫn tương đối đơn giản và không thay đổi nhiều so với trước đây. Mỗi khi một CLB nào đó muốn mua một cầu thủ, thông thường họ sẽ liên hệ trực tiếp với người đại diện cầu thủ đó và nếu thuận lợi thì đàm phán với CLB chủ quản để mua đứt. Trong khi đó, cũng với quy mô giao dịch tương tự (trên dưới 100 triệu bảng/euro), các doanh nghiệp sẽ phải thuê hẳn một đội ngũ chuyên gia tư vấn về pháp lý & tài chính để phục vụ cho việc sát nhập, đồng thời giao dịch này cũng sẽ phải chịu sự giám sát rất chặt chẽ của cơ quan quản lý. Chính vì trong bóng đá không có một hệ thống vận hành tương tự, nên chúng ta mới “được” chứng kiến sự hỗn loạn trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ trong thời gian vừa qua, và phải chăng đã đến lúc đặt ra một cơ chế chuẩn mực hơn cho hoạt động chuyển nhượng, một sàn giao dịch tập trung chẳng hạn?

Q.H | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục