Ông cho rằng họ quá tải ở sáu trận vòng bảng AFC Cup và dư chấn của nó gây ảnh hưởng lớn với hàng loạt trụ cột yếu đi và chấn thương.
Đối với các CLB Việt Nam khi tham dự AFC Champions League là một cơ hội quý giúp họ tăng cường cơ hội cọ xát, học hỏi những CLB hàng đầu châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran… nhưng thực tế không đội nào “máu”.
Thực trạng bóng đá Việt Nam ở cấp CLB rất không coi trọng vấn đề thể lực. Ít có đội bóng nào có chuyên gia về thể lực, còn chuyên gia dinh dưỡng thì hầu như không có. Chính vì thế, trong khu vực Đông Nam Á, cầu thủ Việt Nam có sức mạnh và sức bền rất kém. Điều này thì các đời HLV ngoại của tuyển Việt Nam đã than phiền rất nhiều lần.
Mùa này SHB Đà Nẵng đại diện Việt Nam tham dự AFC Cup, đá tổng cộng sáu trận vòng bảng nhưng hàng loạt trụ cột có dấu hiệu quá tải như Quốc Anh, Minh Phương, Nguyên Sa, Hoàng Quảng, thủ môn Thanh Bình… Thực tế chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn SHB Đà Nẵng phải đá mật độ năm ngày một trận (AFC Cup và V-League) vậy mà sự quá tải đã ảnh hưởng đến SHB Đà Nẵng suốt cả mùa giải (!?).
Từ chuyện của SHB Đà Nẵng cho thấy sức khỏe và độ bền của cầu thủ Việt Nam ngày một đi xuống, vì chẳng có chuyên gia về lĩnh vực này. Một khi sức mạnh của cầu thủ ngày càng xuống cấp thì thật khó có thành tích tốt hơn ở đấu trường quốc tế cấp CLB và nhất là mỗi khi đội tuyển tập trung.
Nhìn sang Thai-League đang đi vào guồng chuyên nghiệp, CLB Buriram Utd của Thái Lan đang tham dự AFC Champions League là một minh chứng rất rõ. Ngoài ba ngoại binh, các cầu thủ Thái Lan có sức mạnh và sức bền cực tốt. Ở tứ kết lượt đi AFC Champions League đêm 22-8, Buriram làm khách trước Esteghlal của Iran. Đá trên sân khách trước 90.000 khán giả Iran nhưng đại diện của Thái Lan trình diễn một bộ mặt rất ấn tượng. Cầu thủ Iran cao to chẳng kém châu Âu nhưng các cầu thủ Thái Lan chẳng thua kém sức mạnh, sức bền, độ lì lợm. Họ chơi ngang ngửa và chỉ chịu thua một bàn duy nhất ở phút thứ hai của trận đấu có phần may mắn cho chủ nhà.
Điều đáng nói là cung đường di chuyển đá Champions League của Buriram rất nghiệt ngã. Sang Nhật Bản, Hàn Quốc đá dưới thời tiết 4 đến 5 độ C, đến Uzbekizstan xa xôi rồi lại về Iran có nhiệt độ gần 40 độ C. Còn tại Thai-League, Buriram Utd cũng rất ấn tượng khi đứng nhì bảng và chỉ kém Muangthong 2 điểm nhưng thi đấu ít hơn một trận.
Nếu các CLB Việt Nam rơi vào trường hợp này có lẽ đã thua thê thảm và thường đổ lỗi cho thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, di chuyển mệt mỏi, bào mòn thể lực…
Chợt lo cho những chiến lược, dự án tốp 10, tốp 5 châu Á của bóng đá Việt Nam nhưng lúc này hầu hết các CLB đều không có phương án cải thiện sức mạnh và độ bền cho cầu thủ.
Đối với các CLB Việt Nam khi tham dự AFC Champions League là một cơ hội quý giúp họ tăng cường cơ hội cọ xát, học hỏi những CLB hàng đầu châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran… nhưng thực tế không đội nào “máu”.
Thực trạng bóng đá Việt Nam ở cấp CLB rất không coi trọng vấn đề thể lực. Ít có đội bóng nào có chuyên gia về thể lực, còn chuyên gia dinh dưỡng thì hầu như không có. Chính vì thế, trong khu vực Đông Nam Á, cầu thủ Việt Nam có sức mạnh và sức bền rất kém. Điều này thì các đời HLV ngoại của tuyển Việt Nam đã than phiền rất nhiều lần.
![]() |
Cầu thủ Việt Nam thường kém sức khỏe hơn đồng nghiệp Thái Lan. Ảnh: ANH DŨNG |
Mùa này SHB Đà Nẵng đại diện Việt Nam tham dự AFC Cup, đá tổng cộng sáu trận vòng bảng nhưng hàng loạt trụ cột có dấu hiệu quá tải như Quốc Anh, Minh Phương, Nguyên Sa, Hoàng Quảng, thủ môn Thanh Bình… Thực tế chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn SHB Đà Nẵng phải đá mật độ năm ngày một trận (AFC Cup và V-League) vậy mà sự quá tải đã ảnh hưởng đến SHB Đà Nẵng suốt cả mùa giải (!?).
Từ chuyện của SHB Đà Nẵng cho thấy sức khỏe và độ bền của cầu thủ Việt Nam ngày một đi xuống, vì chẳng có chuyên gia về lĩnh vực này. Một khi sức mạnh của cầu thủ ngày càng xuống cấp thì thật khó có thành tích tốt hơn ở đấu trường quốc tế cấp CLB và nhất là mỗi khi đội tuyển tập trung.
Nhìn sang Thai-League đang đi vào guồng chuyên nghiệp, CLB Buriram Utd của Thái Lan đang tham dự AFC Champions League là một minh chứng rất rõ. Ngoài ba ngoại binh, các cầu thủ Thái Lan có sức mạnh và sức bền cực tốt. Ở tứ kết lượt đi AFC Champions League đêm 22-8, Buriram làm khách trước Esteghlal của Iran. Đá trên sân khách trước 90.000 khán giả Iran nhưng đại diện của Thái Lan trình diễn một bộ mặt rất ấn tượng. Cầu thủ Iran cao to chẳng kém châu Âu nhưng các cầu thủ Thái Lan chẳng thua kém sức mạnh, sức bền, độ lì lợm. Họ chơi ngang ngửa và chỉ chịu thua một bàn duy nhất ở phút thứ hai của trận đấu có phần may mắn cho chủ nhà.
Điều đáng nói là cung đường di chuyển đá Champions League của Buriram rất nghiệt ngã. Sang Nhật Bản, Hàn Quốc đá dưới thời tiết 4 đến 5 độ C, đến Uzbekizstan xa xôi rồi lại về Iran có nhiệt độ gần 40 độ C. Còn tại Thai-League, Buriram Utd cũng rất ấn tượng khi đứng nhì bảng và chỉ kém Muangthong 2 điểm nhưng thi đấu ít hơn một trận.
Nếu các CLB Việt Nam rơi vào trường hợp này có lẽ đã thua thê thảm và thường đổ lỗi cho thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, di chuyển mệt mỏi, bào mòn thể lực…
Chợt lo cho những chiến lược, dự án tốp 10, tốp 5 châu Á của bóng đá Việt Nam nhưng lúc này hầu hết các CLB đều không có phương án cải thiện sức mạnh và độ bền cho cầu thủ.
Duy Ân |
00:00 30/11/-0001