Tuy nhiên, VFF lại đề xuất sẽ sử dụng nòng cốt của đội tuyển U19 Việt Nam năm trước để dự SEA Games 28, thậm chí đề xuất này còn bao gồm cả việc dự vòng loại World Cup 2018. Theo VFF, do năm 2015 có nhiều sân chơi dành cho bóng đá trẻ (SEA Games, vòng loại U23 châu Á, Olympic) nên đây là cơ hội quý để trui rèn các cầu thủ U19.
Đánh giá cao nỗ lực trẻ hóa này, nhưng Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cũng nhấn mạnh: “Trẻ hóa thì môn nào cũng phải tiến hành. Đây là quan điểm mang tính chiến lược nhưng cũng cần quan tâm đến mục tiêu chung của cả đoàn thể thao”. Như vậy, sẽ cử đội hình nào dự SEA Games 28?
![]() |
Nhiều gương mặt của đội U23 Việt Nam năm 2014 vẫn còn đủ tuổi dự SEA Games năm 2015. Ảnh: Nguyễn Nhân |
2. Về nguyên tắc, đội U23 chỉ là thành viên của đoàn thể thao Việt Nam tại đại hội thể thao khu vực và việc tham gia thi đấu được phép sử dụng ngân sách chung của đoàn. Hiện nay, tiêu chí dự SEA Games của Thể thao Việt Nam là tiết kiệm và tinh nhuệ. Thế nên, nếu đội U23 chỉ tham gia mà không đặt chỉ tiêu thành tích thì chẳng khác nào lãng phí.
Ở góc độ chuyên môn, việc VFF muốn sử dụng nòng cốt U19 cũng không phù hợp bởi sau Asiad 17 cuối năm trước, bóng đá Việt Nam cũng đã giới thiệu được một loạt gương mặt trẻ tài năng và vẫn đủ tuổi dự SEA Games 28. Họ mới là nòng cốt của đội U23, khi đó việc bổ sung vài cầu thủ U19 để trui rèn kinh nghiệm cho các kỳ SEA Games kế tiếp mới thật sự hợp lý.
Đấy là chưa kể, quyền quyết định nhân sự là trách nhiệm của HLV Miura. Ngoài vấn đề thành tích, còn là danh dự của HLV người Nhật Bản này, nên ông vẫn ưu tiên gọi các cầu thủ đủ tuổi dự SEA Games có phong độ cao nhất. Hơn nữa, qua những vòng đấu đầu tiên của V-League 2015, rõ ràng các cầu thủ U19 hãy còn non kinh nghiệm, chưa thể hiện được năng lực vượt trội của mình so với các đàn anh lớn hơn mình 1 - 2 tuổi. Thế nên, nếu chọn họ làm nòng cốt thì thiếu công bằng cho những cầu thủ trẻ khác đang nỗ lực cống hiến.