Đã chỉ toàn những người cũ, mà lại không có tính cạnh tranh về chương trình hành động, thì liệu VFF có động lực nào để thay đổi hay không? Chắc chắn là không. Thế thì tổ chức đại hội làm gì cho tốn kém.
Đành rằng VFF cũng có một số thay đổi như ông Lê Hùng Dũng lên làm chủ tịch, bầu Đức sẽ làm phó cho ông này về tài chính. Thế nhưng, thay đổi kiểu đó thì cũng chẳng khác nào thay A bằng A’, B bằng B’ chứ không phải thay A bằng X, Y, Z nào đó.
Đơn cử, trước đây ông Nguyễn Trọng Hỷ làm chủ tịch khi ở tuổi hưu trí thì nay ông Dũng cũng đã về hưu rồi, đã thế chưa chắc ông còn làm chủ tịch của Eximbank nên coi như chẳng khác tình hình của ông Hỷ sau khi rời vị trí Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL. Việc bầu Đức thay chỗ của ông Lê Hùng Dũng thì cũng khác gì chuyện HAGL thay chỗ của Eximbank để tài trợ cho bóng đá Việt Nam?
Tức là cái chúng ta chờ đợi về sự mới mẻ của bộ máy VFF là điều khó xảy đến.
Tất nhiên, người mới thì cũng có thể sẽ mang đến tư duy làm việc mới. Ông Lê Hùng Dũng có thể mạnh mẽ hơn người tiền nhiệm trong việc định hướng cho VFF nhờ vào kinh nghiệm của một người mấy chục năm điều hành kinh tế.
Hoặc bầu Đức có thể quyết liệt về tài chính hơn ông Dũng trước đây bởi dù sao đi nữa, bầu Đức cũng là chủ doanh nghiệp tư nhân, có nhiều quyền hạn hơn người đại diện nhà nước tại Eximbank như ông Dũng.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Ông Dũng lên làm chủ tịch thì bóng đá Việt Nam “mất” một phó chủ tịch tài chính có quan hệ rộng. Bầu Đức vào thay chỗ ông Dũng thì bóng đá Việt “mất” một ông bầu có tiếng “chơi ngông”. Thế nên, tưởng là được nhưng hóa ra là “mất” nhiều hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa các quan chức nhà nước vào VFF làm chủ tịch. Điều đó cũng có lý. Thế nhưng chúng tôi vẫn cho rằng, sẽ là một kịch bản tốt hơn hiện nay nếu vị trí chủ tịch do người có địa vị chính trị nắm giữ để tăng uy thế cho VFF, chiếc ghế phó chủ tịch tài chính nên là người của giới ngân hàng, vị trí phó chủ tịch chuyên môn nên là chỗ của một chuyên gia có uy tín quốc tế và những ông bầu bóng đá hãy tham gia mạnh hơn vào VPF, nơi cần những quyết sách kinh doanh mạnh mẽ hơn.
Kịch bản đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu như không có một “Hội nghị Diên Hồng” như bầu Hiển kêu gọi bởi trên thực tế hiện nay chẳng ai muốn “dây” vào bóng đá.
Đành rằng VFF cũng có một số thay đổi như ông Lê Hùng Dũng lên làm chủ tịch, bầu Đức sẽ làm phó cho ông này về tài chính. Thế nhưng, thay đổi kiểu đó thì cũng chẳng khác nào thay A bằng A’, B bằng B’ chứ không phải thay A bằng X, Y, Z nào đó.
![]() |
Đơn cử, trước đây ông Nguyễn Trọng Hỷ làm chủ tịch khi ở tuổi hưu trí thì nay ông Dũng cũng đã về hưu rồi, đã thế chưa chắc ông còn làm chủ tịch của Eximbank nên coi như chẳng khác tình hình của ông Hỷ sau khi rời vị trí Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL. Việc bầu Đức thay chỗ của ông Lê Hùng Dũng thì cũng khác gì chuyện HAGL thay chỗ của Eximbank để tài trợ cho bóng đá Việt Nam?
Tức là cái chúng ta chờ đợi về sự mới mẻ của bộ máy VFF là điều khó xảy đến.
Tất nhiên, người mới thì cũng có thể sẽ mang đến tư duy làm việc mới. Ông Lê Hùng Dũng có thể mạnh mẽ hơn người tiền nhiệm trong việc định hướng cho VFF nhờ vào kinh nghiệm của một người mấy chục năm điều hành kinh tế.
Hoặc bầu Đức có thể quyết liệt về tài chính hơn ông Dũng trước đây bởi dù sao đi nữa, bầu Đức cũng là chủ doanh nghiệp tư nhân, có nhiều quyền hạn hơn người đại diện nhà nước tại Eximbank như ông Dũng.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Ông Dũng lên làm chủ tịch thì bóng đá Việt Nam “mất” một phó chủ tịch tài chính có quan hệ rộng. Bầu Đức vào thay chỗ ông Dũng thì bóng đá Việt “mất” một ông bầu có tiếng “chơi ngông”. Thế nên, tưởng là được nhưng hóa ra là “mất” nhiều hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa các quan chức nhà nước vào VFF làm chủ tịch. Điều đó cũng có lý. Thế nhưng chúng tôi vẫn cho rằng, sẽ là một kịch bản tốt hơn hiện nay nếu vị trí chủ tịch do người có địa vị chính trị nắm giữ để tăng uy thế cho VFF, chiếc ghế phó chủ tịch tài chính nên là người của giới ngân hàng, vị trí phó chủ tịch chuyên môn nên là chỗ của một chuyên gia có uy tín quốc tế và những ông bầu bóng đá hãy tham gia mạnh hơn vào VPF, nơi cần những quyết sách kinh doanh mạnh mẽ hơn.
Kịch bản đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu như không có một “Hội nghị Diên Hồng” như bầu Hiển kêu gọi bởi trên thực tế hiện nay chẳng ai muốn “dây” vào bóng đá.
Đăng Linh |
00:00 30/11/-0001