PV: Cảm giác như ông đang Rất không hài lòng về cách chọn HLV của VFF?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn: Đúng. Tôi không hài lòng.
PV: Vì rốt cuộc cả 3 ƯCV mà VFF đưa vào “chung kết” là các HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng đều đã từ chối chăng?
Ông Phạm Văn Tuấn: Tôi nghĩ rằng trong thẳm sâu lòng mình cả 3 HLV nói trên đều muốn dẫn dắt ĐTQG chứ. Bởi là một HLV Việt Nam ai lại không khao khát được cầm ĐTVN. Tôi cũng cho rằng bản thân các CLB chủ quản của họ sẵn sàng để họ lên Tuyển thôi. Cái chính là cách mời của VFF có tạo cho họ một niềm tin, một cảm giác yên tâm hay không.
PV: Ông có thể phân tích rõ cách mời của VFF được không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Bạn thử nghĩ mà xem, VFF công khai việc nay mình tiếp xúc với Lê Huỳnh Đức, mai tiếp xúc với Nguyễn Hữu Thắng, ngày kia tiếp xúc với Phan Thanh Hùng, cách làm ấy có thể khiến người ta tự ái lắm chứ. Giả như một trong ba người ấy được chọn, và đồng ý làm HLV trưởng ĐT, rất có thể hai người còn lại sẽ tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng mình kém hơn người được chọn? Mà chẳng riêng gì họ, có thể là cả dư luận cũng sẽ hỏi họ, đánh giá họ như thế. Và vì thế cách “an toàn” nhất là cả ba người sẽ đồng loạt… lắc đầu.
PV: Và khi mà cả ba đều đã lắc đầu, thì theo lời của một quan chức VFF, việc tìm kiếm một HLV nội cho ĐTQG bây giờ đang hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là bế tắc. Ông nghĩ vậy không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Không! Tôi không nghĩ vậy! Đồng ý các HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng là những người rất có tài, và cả ba đều có đầy đủ những tố chất của một thuyền trưởng ĐTQG, nhưng chẳng nhẽ ngoài họ ra, BĐVN không còn ai khác nữa sao? Tôi tin rằng BĐVN vẫn còn những HLV tài năng khác, và bên cạnh tài năng, cái chính là người ta khao khát được làm việc, được cống hiến cho ĐTQG của mình.
Tại sao VFF không nhân dịp này tổ chức một diễn đàn cho tất cả những HLV ấy cùng nói lên một tiếng nói, cùng thể hiện một niềm tin? Từ những diễn đàn như thế, chúng ta sẽ nhìn ra và nhìn rõ những ý tưởng hay, để huấn luyện, phát triển ĐTQG thì sao?... Nói tóm lại, một cuộc tuyển chọn HLV trưởng ĐTQG mà lại cứ quanh đi quẩn lại với chỉ hai, ba ứng cử viên, đến khi hai, ba ứng cử viên ấy đồng loạt từ chối thì lại kêu “khó khăn, bế tắc” thì tôi thấy rất buồn cười.
PV: Còn khía cạnh buồn cười nào khác nữa không, trong quan điểm của ông?
Ông Phạm Văn Tuấn: Dạo này tôi thấy báo chí đăng đi đăng lại thông tin VFF sẵn sàng trả thầy nội cầm ĐTQG 200 triệu đồng/tháng, và thấy nó cũng là một khía cạnh buồn cười đấy. Buồn cười ở chỗ, đã làm việc ở ĐTQG rồi, đừng nói đến một HLV hay một cầu thủ, mà ngay cả một anh lái xe cũng phải thấy rõ trách nhiệm và sự tự hào của mình chứ. Vì trách nhiệm ấy người ta có thể làm việc hết mình cho ĐT mà không cần nghĩ tới vật chất. Cũng vì trách nhiệm ấy mà người ta có thể sẵn sàng từ chức nếu thấy mình không còn phù hợp với sự phát triển của ĐT mà không một mảy may trách cứ gì. Như thế mới gọi là làm việc, là cống hiến cho ĐTQG chứ.
Còn tất nhiên, chẳng nói ai cũng hiểu khi đã làm ở ĐTQG rồi, anh hãy cứ làm hết mình đi, chẳng ai để anh thiệt thòi cả!
PV: Ở một làng bóng mà đồng tiền mỗi lúc một lên ngôi; trong một cuộc chơi mà đồng tiền đã từng đánh sập không ít mối quan hệ, không ít thứ giá trị, trong đó có cả giá trị anh – em, thầy – trò, kêu gọi một tinh thần làm việc như ông đề cập liệu có là ảo tưởng không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Khi đồng tiền càng lũng đoạn và phá hoại nhiều thứ giá trị thì người ta càng phải nêu cao một tinh thần như thế chứ. Mà cũng có phải tôi nói theo suy nghĩ chủ quan, nói suông theo ý mình đâu. Thời gian qua tôi cũng có gặp gỡ nhiều nhân vật bóng đá, nhiều HLV bóng đá, chính họ cũng đã chia sẻ với tôi như thế cơ mà.
PV: Và chính từ những “trái tim nóng” như vậy, mà ông tin rằng cuộc tìm kiếm HLV lần này sẽ không rơi vào cảnh khó khăn, bế tắc như các quan chức VFF đang suy nghĩ chứ?
Ông Phạm Văn Tuấn: Chắc chắn là tôi tin như vậy rồi.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn: Đúng. Tôi không hài lòng.
PV: Vì rốt cuộc cả 3 ƯCV mà VFF đưa vào “chung kết” là các HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng đều đã từ chối chăng?
Ông Phạm Văn Tuấn: Tôi nghĩ rằng trong thẳm sâu lòng mình cả 3 HLV nói trên đều muốn dẫn dắt ĐTQG chứ. Bởi là một HLV Việt Nam ai lại không khao khát được cầm ĐTVN. Tôi cũng cho rằng bản thân các CLB chủ quản của họ sẵn sàng để họ lên Tuyển thôi. Cái chính là cách mời của VFF có tạo cho họ một niềm tin, một cảm giác yên tâm hay không.
PV: Ông có thể phân tích rõ cách mời của VFF được không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Bạn thử nghĩ mà xem, VFF công khai việc nay mình tiếp xúc với Lê Huỳnh Đức, mai tiếp xúc với Nguyễn Hữu Thắng, ngày kia tiếp xúc với Phan Thanh Hùng, cách làm ấy có thể khiến người ta tự ái lắm chứ. Giả như một trong ba người ấy được chọn, và đồng ý làm HLV trưởng ĐT, rất có thể hai người còn lại sẽ tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng mình kém hơn người được chọn? Mà chẳng riêng gì họ, có thể là cả dư luận cũng sẽ hỏi họ, đánh giá họ như thế. Và vì thế cách “an toàn” nhất là cả ba người sẽ đồng loạt… lắc đầu.
PV: Và khi mà cả ba đều đã lắc đầu, thì theo lời của một quan chức VFF, việc tìm kiếm một HLV nội cho ĐTQG bây giờ đang hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là bế tắc. Ông nghĩ vậy không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Không! Tôi không nghĩ vậy! Đồng ý các HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng là những người rất có tài, và cả ba đều có đầy đủ những tố chất của một thuyền trưởng ĐTQG, nhưng chẳng nhẽ ngoài họ ra, BĐVN không còn ai khác nữa sao? Tôi tin rằng BĐVN vẫn còn những HLV tài năng khác, và bên cạnh tài năng, cái chính là người ta khao khát được làm việc, được cống hiến cho ĐTQG của mình.
Tại sao VFF không nhân dịp này tổ chức một diễn đàn cho tất cả những HLV ấy cùng nói lên một tiếng nói, cùng thể hiện một niềm tin? Từ những diễn đàn như thế, chúng ta sẽ nhìn ra và nhìn rõ những ý tưởng hay, để huấn luyện, phát triển ĐTQG thì sao?... Nói tóm lại, một cuộc tuyển chọn HLV trưởng ĐTQG mà lại cứ quanh đi quẩn lại với chỉ hai, ba ứng cử viên, đến khi hai, ba ứng cử viên ấy đồng loạt từ chối thì lại kêu “khó khăn, bế tắc” thì tôi thấy rất buồn cười.
![]() |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn. Ảnh: Quang Minh. |
PV: Còn khía cạnh buồn cười nào khác nữa không, trong quan điểm của ông?
Ông Phạm Văn Tuấn: Dạo này tôi thấy báo chí đăng đi đăng lại thông tin VFF sẵn sàng trả thầy nội cầm ĐTQG 200 triệu đồng/tháng, và thấy nó cũng là một khía cạnh buồn cười đấy. Buồn cười ở chỗ, đã làm việc ở ĐTQG rồi, đừng nói đến một HLV hay một cầu thủ, mà ngay cả một anh lái xe cũng phải thấy rõ trách nhiệm và sự tự hào của mình chứ. Vì trách nhiệm ấy người ta có thể làm việc hết mình cho ĐT mà không cần nghĩ tới vật chất. Cũng vì trách nhiệm ấy mà người ta có thể sẵn sàng từ chức nếu thấy mình không còn phù hợp với sự phát triển của ĐT mà không một mảy may trách cứ gì. Như thế mới gọi là làm việc, là cống hiến cho ĐTQG chứ.
Còn tất nhiên, chẳng nói ai cũng hiểu khi đã làm ở ĐTQG rồi, anh hãy cứ làm hết mình đi, chẳng ai để anh thiệt thòi cả!
PV: Ở một làng bóng mà đồng tiền mỗi lúc một lên ngôi; trong một cuộc chơi mà đồng tiền đã từng đánh sập không ít mối quan hệ, không ít thứ giá trị, trong đó có cả giá trị anh – em, thầy – trò, kêu gọi một tinh thần làm việc như ông đề cập liệu có là ảo tưởng không?
Ông Phạm Văn Tuấn: Khi đồng tiền càng lũng đoạn và phá hoại nhiều thứ giá trị thì người ta càng phải nêu cao một tinh thần như thế chứ. Mà cũng có phải tôi nói theo suy nghĩ chủ quan, nói suông theo ý mình đâu. Thời gian qua tôi cũng có gặp gỡ nhiều nhân vật bóng đá, nhiều HLV bóng đá, chính họ cũng đã chia sẻ với tôi như thế cơ mà.
PV: Và chính từ những “trái tim nóng” như vậy, mà ông tin rằng cuộc tìm kiếm HLV lần này sẽ không rơi vào cảnh khó khăn, bế tắc như các quan chức VFF đang suy nghĩ chứ?
Ông Phạm Văn Tuấn: Chắc chắn là tôi tin như vậy rồi.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
|
Phan Đăng |
00:00 30/11/-0001