![]() |
SEA Games 16 được tổ chức ở Philippines năm 1991 chính là lần đầu tiên linh vật xuất hiện ở đấu trường SEA Games. Biểu tượng của Đại hội lần đó là chú gà trống Kiko Labuyo. |
![]() |
Singapore chọn chú sư tử Singa làm linh vật khi họ là chủ nhà SEA Games 17 năm 1993. |
![]() |
Chú mèo Xiêm Sawasdee - linh vật SEA Games 18 tại Thái Lan. |
![]() |
Hình ảnh ngộ nghĩnh của chú khỉ Hanuman trong sử thi Ramayana, linh vật SEA Games 19 ở Indonesia. |
![]() |
Chú bé Awang Budiman, linh vật SEA Games 20 ở Brunei. |
![]() |
Linh vật SEA Games 21 ở Malaysia là chú sóc vàng Si Tumas. |
![]() |
SEA Games 22 năm 2003 là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một kỳ SEA Games. Linh vật là chú trâu vàng, biểu tượng đã trở nên quen thuộc trong nền văn minh lúa nước. |
![]() |
Năm 2005, một lần nữa SEA Games lại quay trở về với Philippines và chú đại bàng Gilas được chọn làm linh vật của kỳ SEA Games này. |
![]() |
Mèo Can, linh vật SEA Games 24 ở Thái Lan. |
![]() |
Được mệnh danh là "đất nước triệu voi", Lào chọn hai chú voi Champa và Champi làm biểu tượng của SEA Games 25. |
![]() |
Hai chú rồng komodo Modo và Modi, biểu tượng của SEA Games 26 ở Indonesia. |
![]() |
Cú Shwe Yoe và Ma Moe, linh vật SEA Games 27 ở Myanmar. |
![]() |
SEA Games 28 lần này Singapore chọn sư tử Nila làm linh vật. Cái tên này xuất phát từ Sang Nila Utama, người thành lập và định danh cho Singapore cổ đại. Hiện tại sư tử vẫn là một trong những biểu tượng của đất nước Singapore. |
![]() |
Sư tử Nila của SEA Games 28 cao đến 1m90 với nhiều ý nghĩa. Chiếc bờm đỏ rực tựa như lửa cháy của Nila là biểu tượng cho niềm đam mê, sự khát khao cháy bỏng muốn thể hiện mình của các VĐV tham dự những bộ môn ở SEA Games 28. Còn khuôn mặt dạng hình trái tim biểu trưng cho tinh thần hữu nghị, tình bạn ngày càng khăng khít giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. |
Đ.N |
00:00 30/11/-0001