Toan tính và toan tính
Hai đội đá với cùng một cách tiếp cận rất giống nhau, phòng thủ số đông và dâng lên cũng thận trọng. Mặc dù không đến mức quá cực đoan, nhưng đây gần như là minh họa cho một trận cầu “đôi thủ” theo cách nói đùa của những người không ưa phòng ngự tiêu cực. Cả Argentina lẫn Hà Lan đều có hàng công mạnh hơn hàng thủ, nhưng cái họ làm không phải là dùng tấn công để chiến thắng, mà dồn sức cho phần sân nhà để không cho đối phương có cơ hội chiến thắng. Một bên e dè Messi đến cực hạn, còn một bên sẵn sàng làm mọi thứ để khóa chặt Robben.
Phải nói rằng hai đội đều đã thành công mỹ mãn với ý đồ “không cho đối phương thắng” này. Nếu như Robben hoàn toàn bị cô lập thì Messi cũng có một ngày thi đấu nhạt nhòa. Với đẳng cấp của mình, M10 vẫn tạo ra một số tình huống đặc biệt, song nó khá hiếm hoi và các đồng đội cũng thiếu sắc sảo để tận dụng, còn nhìn chung, rất ít khi người ta thấy Messi đi bóng hỏng, bị cướp bóng nhiều đến thế. Cứ mỗi lần Messi chớm có ý định đột phá là có đến hai, ba đôi chân lao tới với tốc độ cao và sự dứt khoát từ nhiều hướng, khiến anh không thể thăng hoa được. Thiếu Di Maria rõ ràng Argentina mất đi một “tay khuấy động” và khoảng trống cho Messi vì thế càng khan hiếm.
Hà Lan lẫn Argentina đều giữ quá nửa quân số ở phía khung thành đội mình, và trung bình để khoảng 3 cầu thủ dâng cao khi cướp được bóng, chỉ bổ sung thêm khi đối phương cũng đã rút về. Chiến thuật là không có gì quá đặc sắc hay gây bất ngờ, trận đấu cân não bởi sự cò cưa khó đoán nhiều hơn là những màn đấu trí của các huấn luyện viên. Argentina nhỉnh hơn một chút do họ có những con người tốt hơn
Với những Zabaleta, Garay, Demichelis, Mascherano, Argentina phong tỏa không mấy khó khăn những người quen chơi phản công thông thoáng như Robben, Van Persie, Sneijder thì đã quá suy yếu để là một ngòi nổ nguy hiểm. Ngược lại, phải tương đối vất vả và có những sự điều chỉnh, hàng phòng ngự Hà Lan mới kiểm soát được những Messi, Lavezzi luôn tiềm tàng khả năng bùng phát phía sau mũi nhọn Higuain. Tóm lại, Hà Lan vào đến bán kết đã là quá ổn với những gì họ có, cũng không cần nuối tiếc quá nhiều. Họ thua ở một loạt sút luân lưu mà đối phương có thủ môn tỉnh hơn và các chân sút thì đỉnh hơn, ai xem cũng cảm nhận được.
Van Gaal cũng như Sabella có vẻ đều đã nghiên cứu đối phương tỉ mỉ, họ thừa kinh nghiệm để nhận ra đối thủ không sở hữu một hàng tấn công quá biến hóa trước các bức tường dày, Hà Lan trước Mexico và Costa Rica hay Argentina trước Iran là ví dụ. Rộng hơn, ở World Cup năm nay, cứ đội nào thủ chặt thì đội đó khó thua, cho dù chưa chắc đã thắng. Đức là đội duy nhất cho thấy sự phong phú về nhân lực và các phương án hãm thành, với những cầu thủ chơi bóng đỉnh cao rất gần nhau ở cấp câu lạc bộ, ngoài ra thì chẳng đội nào có được điều đó.
World Cup 2014 ít những trận cầu đúng nghĩa kinh điển
Những trận đấu được kỳ vọng nhất ở vòng bán kết đã đi theo những kịch bản không mấy hấp dẫn. Brazil thua Đức quá dễ dàng và chóng vánh, trong khi Argentina cùng với Hà Lan kéo sự mệt mỏi của khán giả trải dài theo suốt 120 phút bóng lăn. Cũng khó trách sự thận trọng của các đội bóng, biết người biết ta, đánh chắc thắng chắc đã trở thành tôn chỉ với các nhà vô địch thời gian gần đây. Những kẻ mơ mộng và quá tự tin đều đã phải chịu những kết cục bi thảm, ở cấp câu lạc bộ là Barca 2013, Bayern 2014, và ở World Cup là Tây Ban Nha và Brazil, bất chấp họ có cả đống ngôi sao trong một đội hình loại top của giải đấu.
Cảm thấy tấn công ồ ạt chưa đủ sức quật ngã đối thủ, không muốn lộ sườn bị đánh ngược, cảm thấy an toàn khi dồn quân số về chống đỡ, đợi chờ những tình huống phản công, đó là tâm lý chung đang dần hình thành sau một kỳ World Cup có khá nhiều biến cố, nơi các đội được cho là mạnh đều quá đỗi chật vật để bước qua những thử thách tưởng như dễ dàng. Mấy năm nay, bóng đá đã có những biến chuyển liên tục, kẻ thắng người thua, triết lý đúng và sai thay nhau tráo đổi, không có triết lý mới nào đủ sức bật lên, để rồi đi đến cuối cùng là sự lên ngôi của tính thực dụng, biết đường tiến thoái. Ban bật đẹp đẽ như Tây Ban Nha rồi thua 5-1 thì chẳng ai ham, chơi bóng nghệ sĩ, lao lên ầm ầm như Brazil để thua 7-1 thì chẳng ai cần, nó là như vậy.
Ngay như tuyển Đức, đội có lực lượng mạnh mẽ và đồng đều nhất, tính gắn kết và kỷ luật cao, đủ sức chọn lối chơi như mình muốn, ấy vậy mà họ vẫn sẵn sàng ghi một bàn rồi lùi sâu cố thủ trước người Pháp. Người Đức tỉnh táo là thế, có lúc họ đá quyến rũ đấy, có lúc ghi bàn dồn dập đấy, nhưng trong mọi trường hợp họ đều không quên hướng về chiến thắng như một mệnh lệnh tối thượng. Khi chiến thắng cần sự chắt chiu, cẩn thận, họ cũng sẽ chắt chiu, cẩn thận. Tương tự, Argentina chỉ ép những đội họ khả dĩ ép được, còn trong những màn so tài ngang ngửa, họ chọn sự yên tâm, như trước Bỉ và Hà Lan.
World Cup 2014 còn lại hai trận đấu, cũng chưa rõ thế trận ở đó sẽ ra sao, nhưng sẽ chẳng lạ nếu tiếp tục là sự chặt chẽ, kén bàn thắng. Dĩ nhiên nhiều người sẽ không thỏa mãn lắm nếu cuộc đối đầu cuối cùng giữa hai cái tên lớn như Đức và Argentina lại diễn ra nhùng nhằng và bí bách như nhiều trận khác, song nếu một trong hai đội đã quyết toan tính thì đội kia cũng chẳng thể nào vô tư được. Chiếc cup đã ở quá gần và không ai có nhu cầu mạo hiểm hay thể hiện sự cống hiến, cứ vô địch và lịch sử sẽ chỉ nhớ có thế thôi.
Hai đội đá với cùng một cách tiếp cận rất giống nhau, phòng thủ số đông và dâng lên cũng thận trọng. Mặc dù không đến mức quá cực đoan, nhưng đây gần như là minh họa cho một trận cầu “đôi thủ” theo cách nói đùa của những người không ưa phòng ngự tiêu cực. Cả Argentina lẫn Hà Lan đều có hàng công mạnh hơn hàng thủ, nhưng cái họ làm không phải là dùng tấn công để chiến thắng, mà dồn sức cho phần sân nhà để không cho đối phương có cơ hội chiến thắng. Một bên e dè Messi đến cực hạn, còn một bên sẵn sàng làm mọi thứ để khóa chặt Robben.
![]() |
Siêu sao Lionel Messi được các cầu thủ Hà Lan "chăm sóc" rất kỹ lưỡng. Ảnh: Internet |
Phải nói rằng hai đội đều đã thành công mỹ mãn với ý đồ “không cho đối phương thắng” này. Nếu như Robben hoàn toàn bị cô lập thì Messi cũng có một ngày thi đấu nhạt nhòa. Với đẳng cấp của mình, M10 vẫn tạo ra một số tình huống đặc biệt, song nó khá hiếm hoi và các đồng đội cũng thiếu sắc sảo để tận dụng, còn nhìn chung, rất ít khi người ta thấy Messi đi bóng hỏng, bị cướp bóng nhiều đến thế. Cứ mỗi lần Messi chớm có ý định đột phá là có đến hai, ba đôi chân lao tới với tốc độ cao và sự dứt khoát từ nhiều hướng, khiến anh không thể thăng hoa được. Thiếu Di Maria rõ ràng Argentina mất đi một “tay khuấy động” và khoảng trống cho Messi vì thế càng khan hiếm.
Hà Lan lẫn Argentina đều giữ quá nửa quân số ở phía khung thành đội mình, và trung bình để khoảng 3 cầu thủ dâng cao khi cướp được bóng, chỉ bổ sung thêm khi đối phương cũng đã rút về. Chiến thuật là không có gì quá đặc sắc hay gây bất ngờ, trận đấu cân não bởi sự cò cưa khó đoán nhiều hơn là những màn đấu trí của các huấn luyện viên. Argentina nhỉnh hơn một chút do họ có những con người tốt hơn
Với những Zabaleta, Garay, Demichelis, Mascherano, Argentina phong tỏa không mấy khó khăn những người quen chơi phản công thông thoáng như Robben, Van Persie, Sneijder thì đã quá suy yếu để là một ngòi nổ nguy hiểm. Ngược lại, phải tương đối vất vả và có những sự điều chỉnh, hàng phòng ngự Hà Lan mới kiểm soát được những Messi, Lavezzi luôn tiềm tàng khả năng bùng phát phía sau mũi nhọn Higuain. Tóm lại, Hà Lan vào đến bán kết đã là quá ổn với những gì họ có, cũng không cần nuối tiếc quá nhiều. Họ thua ở một loạt sút luân lưu mà đối phương có thủ môn tỉnh hơn và các chân sút thì đỉnh hơn, ai xem cũng cảm nhận được.
Van Gaal cũng như Sabella có vẻ đều đã nghiên cứu đối phương tỉ mỉ, họ thừa kinh nghiệm để nhận ra đối thủ không sở hữu một hàng tấn công quá biến hóa trước các bức tường dày, Hà Lan trước Mexico và Costa Rica hay Argentina trước Iran là ví dụ. Rộng hơn, ở World Cup năm nay, cứ đội nào thủ chặt thì đội đó khó thua, cho dù chưa chắc đã thắng. Đức là đội duy nhất cho thấy sự phong phú về nhân lực và các phương án hãm thành, với những cầu thủ chơi bóng đỉnh cao rất gần nhau ở cấp câu lạc bộ, ngoài ra thì chẳng đội nào có được điều đó.
World Cup 2014 ít những trận cầu đúng nghĩa kinh điển
Những trận đấu được kỳ vọng nhất ở vòng bán kết đã đi theo những kịch bản không mấy hấp dẫn. Brazil thua Đức quá dễ dàng và chóng vánh, trong khi Argentina cùng với Hà Lan kéo sự mệt mỏi của khán giả trải dài theo suốt 120 phút bóng lăn. Cũng khó trách sự thận trọng của các đội bóng, biết người biết ta, đánh chắc thắng chắc đã trở thành tôn chỉ với các nhà vô địch thời gian gần đây. Những kẻ mơ mộng và quá tự tin đều đã phải chịu những kết cục bi thảm, ở cấp câu lạc bộ là Barca 2013, Bayern 2014, và ở World Cup là Tây Ban Nha và Brazil, bất chấp họ có cả đống ngôi sao trong một đội hình loại top của giải đấu.
![]() |
Đội chủ nhà Brazil bị "cỗ xe tăng" Đức vùi dập với tỷ số 7-1. Ảnh: Internet |
Cảm thấy tấn công ồ ạt chưa đủ sức quật ngã đối thủ, không muốn lộ sườn bị đánh ngược, cảm thấy an toàn khi dồn quân số về chống đỡ, đợi chờ những tình huống phản công, đó là tâm lý chung đang dần hình thành sau một kỳ World Cup có khá nhiều biến cố, nơi các đội được cho là mạnh đều quá đỗi chật vật để bước qua những thử thách tưởng như dễ dàng. Mấy năm nay, bóng đá đã có những biến chuyển liên tục, kẻ thắng người thua, triết lý đúng và sai thay nhau tráo đổi, không có triết lý mới nào đủ sức bật lên, để rồi đi đến cuối cùng là sự lên ngôi của tính thực dụng, biết đường tiến thoái. Ban bật đẹp đẽ như Tây Ban Nha rồi thua 5-1 thì chẳng ai ham, chơi bóng nghệ sĩ, lao lên ầm ầm như Brazil để thua 7-1 thì chẳng ai cần, nó là như vậy.
Ngay như tuyển Đức, đội có lực lượng mạnh mẽ và đồng đều nhất, tính gắn kết và kỷ luật cao, đủ sức chọn lối chơi như mình muốn, ấy vậy mà họ vẫn sẵn sàng ghi một bàn rồi lùi sâu cố thủ trước người Pháp. Người Đức tỉnh táo là thế, có lúc họ đá quyến rũ đấy, có lúc ghi bàn dồn dập đấy, nhưng trong mọi trường hợp họ đều không quên hướng về chiến thắng như một mệnh lệnh tối thượng. Khi chiến thắng cần sự chắt chiu, cẩn thận, họ cũng sẽ chắt chiu, cẩn thận. Tương tự, Argentina chỉ ép những đội họ khả dĩ ép được, còn trong những màn so tài ngang ngửa, họ chọn sự yên tâm, như trước Bỉ và Hà Lan.
World Cup 2014 còn lại hai trận đấu, cũng chưa rõ thế trận ở đó sẽ ra sao, nhưng sẽ chẳng lạ nếu tiếp tục là sự chặt chẽ, kén bàn thắng. Dĩ nhiên nhiều người sẽ không thỏa mãn lắm nếu cuộc đối đầu cuối cùng giữa hai cái tên lớn như Đức và Argentina lại diễn ra nhùng nhằng và bí bách như nhiều trận khác, song nếu một trong hai đội đã quyết toan tính thì đội kia cũng chẳng thể nào vô tư được. Chiếc cup đã ở quá gần và không ai có nhu cầu mạo hiểm hay thể hiện sự cống hiến, cứ vô địch và lịch sử sẽ chỉ nhớ có thế thôi.
Mạnh Quang |
00:00 30/11/-0001