![]() |
Một số cầu thủ trong đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2012 bị đánh giá là có tinh thần thi đấu thiếu tích cực. Ảnh: V.S.I |
Có thể nói thất bại tại AFF Cup 2012 là giọt nước tràn ly, đánh dấu niềm tin dành cho ĐT Việt Nam xuống rất thấp trong lòng người hâm mộ. Một đội tuyển được xem đắt giá, nhiều ngôi sao hàng đầu khu vực, lại thua dễ dàng ở vòng bảng.
Hậu quả ''nghiệp dư lĩnh lương cao"
Dư luận từng rúng động trước tiết lộ VFF về ''danh sách đen'' những cầu thủ bị cấm lên tuyển vĩnh viễn. Mà nguyên nhân chủ quan từ lối đá thiếu trách nhiệm, chỉ nghĩ đến tiền như lời giải thích của Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng.
Tiếc rằng đúng 1 tháng sau, VFF lại phủ nhận bản “danh sách đen” ấy, khi những cái tên bị nghi ngờ đều được triệu tập chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015. Không biết VFF vì thương cầu thủ sẽ bị dư luận ném đá, hay vì lý do gì, nhưng quả thực tính chuyên nghiệp, sự tự tôn của cầu thủ đã xuống mức báo động.
Không còn hình ảnh đoàn kết, chiến đấu không ngừng nghỉ của ĐT Việt Nam hơn mười năm năm trước. Thuở ấy, bóng đá Việt Nam sở hữu ''thế hệ vàng" tài hoa với Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Minh Chiến, Đỗ Khải, Sỹ Hùng... Có lúc thắng, lúc thua, nhưng bất cứ trận đấu nào, ĐT Việt Nam thời kỳ ấy vẫn giữ chất lửa, sự khao khát chiến đấu khi ra sân.
Từ thứ vũ khí tinh thần máu lửa, quật khởi ấy giúp ĐT Việt Nam tạo tiếng vang trong khu vực, nhận được sự nể trọng từ các đối thủ. Tiếc rằng vào thời điểm này, thế hệ đàn em của họ lại đánh mất ''vũ khí tinh thần'' từng là niềm tự hào của đối bóng áo đỏ. Đời sống ngày càng khấm khá, cầu thủ dễ dàng xây nhà to, mua ô tô đẹp, hay có những cô bạn gái, bà xã thuộc diện ''hot-girl'' nhờ nhận mức lót tay lên cả chục tỷ đồng. Nhưng những khoản tiền họ được nhận lại tỉ lệ nghịch với những thành công trên sân cỏ, bởi người ta chỉ thấy họ mải theo thú vui ngoài đời, mà xem nhẹ việc trui rèn tài năng trên sân cỏ.
Thay vì việc được lên tuyển là trách nhiệm, sự tự hào trong công việc, có nhiều tuyển thủ bận lý do gia đình, mất giấy tờ... để xin rút lui. Dường như việc triệu tập lên tuyển với cầu thủ ở ta lại trở thành gánh nặng, một công việc họ không thích thú. Có rất nhiều những câu chuyện buồn như thế từng diễn ra mà nguyên nhân từ lối sống thiếu trách nhiệm, bệnh ngôi sao đã ăn vào máu. Thứ văn hóa bóng đá ''nghiệp dư lĩnh lương cao'' vô tình phá hỏng nền tảng bóng đá nội, dẫn đến sự sa sút thành tích của ĐT Việt Nam ở sân chơi Đông Nam Á.
Vực dậy tinh thần rồi mới đến lối chơi
Sự sa sút của bóng đá Việt Nam từ tầm CLB cho đến ĐT bắt nguồn từ chính giới cầu thủ. Nếu họ biết tôn trọng nghề nghiệp, có ý thức tự vươn lên trong công việc, để xứng đáng khoản đãi ngộ lớn đang được hưởng, có lẽ mọi thứ đã hoàn toàn khác. Và sau những biến cố buồn của bóng đá Việt Nam trong năm cũ, hy vọng cầu thủ ta có sự lột xác về tinh thần trong mùa giải mới.
Cột mốc được đặt ra bắt đầu từ vòng loại cúp châu Á và xa hơn là SEA Games tại Myanmar vào cuối năm. Việc xây dựng lại đội hình, lối chơi mới thời hậu AFF Cup 2012, không quan trọng bằng việc cầu thủ phải tăng cường ý thức về nghề nghiệp. Nếu các tuyển thủ vẫn giữ thái độ hời hợt, thiếu tinh thần cầu tiến, thì thất bại là điều khó tránh khỏi.
Có lẽ sau biến cố hàng loạt đội bóng giải thể, cả trăm cầu thủ thất nghiệp, giới cầu thủ nội đã sáng mắt nhận diễn ra vấn đề từ bản thân mình. Nếu không có sự đầu tư nghiêm túc cho công việc, một lối sống lành mạnh, họ sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Cỡ những ngôi sao tiền tỷ như Công Vinh, Quang Hải, Trọng Hoàng... cũng vật vã tìm bến đỗ mới, dù tài năng được thừa nhận trong nhiều năm qua. Rồi cựu ''thần đồng'' Văn Quyến cũng chỉ được V.NB ký hợp đồng với thời hạn ngắn. Và chỉ cần một câu cãi cọ, tự ý bỏ tập, đến muộn, Quyến ''béo'' sẽ bị đẩy ra đường không thương tiếc.
Đã đến lúc cầu thủ ta phải sống có trách nhiệm và xem lại ý thức của bản thân mình. Việc lấy lại bản sắc, lối đá nhiệt huyết, từ thế hệ đàn anh cũng là yêu cầu bức thiết. Chỉ khi cầu thủ của chúng ta lấy lại thứ ''vũ khí tinh thần'' từng là niềm tự hào của đội bóng áo đỏ, thì khi ấy hy vọng thành công ở đấu trường khu vực mới trở lại với ĐT Việt Nam.
Hậu quả ''nghiệp dư lĩnh lương cao"
Dư luận từng rúng động trước tiết lộ VFF về ''danh sách đen'' những cầu thủ bị cấm lên tuyển vĩnh viễn. Mà nguyên nhân chủ quan từ lối đá thiếu trách nhiệm, chỉ nghĩ đến tiền như lời giải thích của Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng.
Tiếc rằng đúng 1 tháng sau, VFF lại phủ nhận bản “danh sách đen” ấy, khi những cái tên bị nghi ngờ đều được triệu tập chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015. Không biết VFF vì thương cầu thủ sẽ bị dư luận ném đá, hay vì lý do gì, nhưng quả thực tính chuyên nghiệp, sự tự tôn của cầu thủ đã xuống mức báo động.
Không còn hình ảnh đoàn kết, chiến đấu không ngừng nghỉ của ĐT Việt Nam hơn mười năm năm trước. Thuở ấy, bóng đá Việt Nam sở hữu ''thế hệ vàng" tài hoa với Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Minh Chiến, Đỗ Khải, Sỹ Hùng... Có lúc thắng, lúc thua, nhưng bất cứ trận đấu nào, ĐT Việt Nam thời kỳ ấy vẫn giữ chất lửa, sự khao khát chiến đấu khi ra sân.
Từ thứ vũ khí tinh thần máu lửa, quật khởi ấy giúp ĐT Việt Nam tạo tiếng vang trong khu vực, nhận được sự nể trọng từ các đối thủ. Tiếc rằng vào thời điểm này, thế hệ đàn em của họ lại đánh mất ''vũ khí tinh thần'' từng là niềm tự hào của đối bóng áo đỏ. Đời sống ngày càng khấm khá, cầu thủ dễ dàng xây nhà to, mua ô tô đẹp, hay có những cô bạn gái, bà xã thuộc diện ''hot-girl'' nhờ nhận mức lót tay lên cả chục tỷ đồng. Nhưng những khoản tiền họ được nhận lại tỉ lệ nghịch với những thành công trên sân cỏ, bởi người ta chỉ thấy họ mải theo thú vui ngoài đời, mà xem nhẹ việc trui rèn tài năng trên sân cỏ.
Thay vì việc được lên tuyển là trách nhiệm, sự tự hào trong công việc, có nhiều tuyển thủ bận lý do gia đình, mất giấy tờ... để xin rút lui. Dường như việc triệu tập lên tuyển với cầu thủ ở ta lại trở thành gánh nặng, một công việc họ không thích thú. Có rất nhiều những câu chuyện buồn như thế từng diễn ra mà nguyên nhân từ lối sống thiếu trách nhiệm, bệnh ngôi sao đã ăn vào máu. Thứ văn hóa bóng đá ''nghiệp dư lĩnh lương cao'' vô tình phá hỏng nền tảng bóng đá nội, dẫn đến sự sa sút thành tích của ĐT Việt Nam ở sân chơi Đông Nam Á.
Vực dậy tinh thần rồi mới đến lối chơi
Sự sa sút của bóng đá Việt Nam từ tầm CLB cho đến ĐT bắt nguồn từ chính giới cầu thủ. Nếu họ biết tôn trọng nghề nghiệp, có ý thức tự vươn lên trong công việc, để xứng đáng khoản đãi ngộ lớn đang được hưởng, có lẽ mọi thứ đã hoàn toàn khác. Và sau những biến cố buồn của bóng đá Việt Nam trong năm cũ, hy vọng cầu thủ ta có sự lột xác về tinh thần trong mùa giải mới.
Cột mốc được đặt ra bắt đầu từ vòng loại cúp châu Á và xa hơn là SEA Games tại Myanmar vào cuối năm. Việc xây dựng lại đội hình, lối chơi mới thời hậu AFF Cup 2012, không quan trọng bằng việc cầu thủ phải tăng cường ý thức về nghề nghiệp. Nếu các tuyển thủ vẫn giữ thái độ hời hợt, thiếu tinh thần cầu tiến, thì thất bại là điều khó tránh khỏi.
Có lẽ sau biến cố hàng loạt đội bóng giải thể, cả trăm cầu thủ thất nghiệp, giới cầu thủ nội đã sáng mắt nhận diễn ra vấn đề từ bản thân mình. Nếu không có sự đầu tư nghiêm túc cho công việc, một lối sống lành mạnh, họ sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Cỡ những ngôi sao tiền tỷ như Công Vinh, Quang Hải, Trọng Hoàng... cũng vật vã tìm bến đỗ mới, dù tài năng được thừa nhận trong nhiều năm qua. Rồi cựu ''thần đồng'' Văn Quyến cũng chỉ được V.NB ký hợp đồng với thời hạn ngắn. Và chỉ cần một câu cãi cọ, tự ý bỏ tập, đến muộn, Quyến ''béo'' sẽ bị đẩy ra đường không thương tiếc.
Đã đến lúc cầu thủ ta phải sống có trách nhiệm và xem lại ý thức của bản thân mình. Việc lấy lại bản sắc, lối đá nhiệt huyết, từ thế hệ đàn anh cũng là yêu cầu bức thiết. Chỉ khi cầu thủ của chúng ta lấy lại thứ ''vũ khí tinh thần'' từng là niềm tự hào của đội bóng áo đỏ, thì khi ấy hy vọng thành công ở đấu trường khu vực mới trở lại với ĐT Việt Nam.
Mộc Miên |
00:00 30/11/-0001