Bình đẳng giới qua các kỳ Olympics

14:34 Thứ sáu 20/07/2012

Hơn 10.000 vận động viên đã sẵn sàng tham dự Thế vận hội London 2012, với tỷ lệ nữ vận động viên dự kiến tăng trở lại chiếm trên 40% tổng số.

Trong nhiều thập kỷ qua IOC đã làm việc hết mình để thúc đẩy sự góp mặt của phụ nữ trong các môn thể thao. Mười lăm năm trước đây, tại Thế vận hội Olympic Atlanta năm 1996, có tới 26 quốc gia không cử các vận động viên nữ tham gia vào đoàn của họ. Bốn năm trước tại Bắc Kinh, con số này đã giảm xuống chỉ còn ba và giờ đây tại Olympic London 2012, ba quốc gia còn lại cũng đã cử những VĐV nữ đầu tiên tham dự đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Olympic.

Đây là kết quả của nỗ lực kéo dài một thế kỷ nhằm thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới ảnh hưởng đến Olympic hiện đại kể từ khi phong trào này được khai trương từ năm 1896.

Thế vận hội mùa hè năm 1896:

Nam tước Pierre De Coubertin.

"Phụ nữ chỉ có một sứ mạng là đội vương miện nguyệt quế lên đầu người chiến thắng"- Đó chính là lời tuyển bố của Nam tước Pierre De Coubertin, người sáng lập của Ủy ban Olympic quốc tế. Trong thời điểm này phụ nữ sẽ không được phép tham gia vào Olympic vì các nhà tổ chức mô tả khả năng tham gia của họ là "không thực tế, không thú vị và không đứng đắn".

Thế vận hội mùa hè năm 1900:

Charlotte Cooper, nữ vô địch Olympic đầu tiên của thế giới hiện đại.

Lần đầu tiên trong lịch sử của phong trào Olympic hiện đại có 11 nữ vận động viên tham gia tại Thế vận hội. Vận động viên Charlotte Cooper đã giành chiến thắng tại giải quần vợt đơn nữ. Đây cũng chính là Huy chương Olympic đầu tiên mà một người phụ nữ dành được.

Thế vận hội mùa hè năm 1912:

Bơi lội dành cho nữ lần đầu tiên được đưa vào một kỳ Thế vận hội hiện đại.

Lần đầu tiên môn bơi lội dành cho nữ được giới thiệu tại Thế vận hội diện đại. Riêng đội tuyển Mỹ không cho phép vận động viên của mình thi đấu vì Mỹ yêu cầu tất cả các vận động viên nữ phải mặc váy dài trong tất cả các môn thi đấu.

Thế vận hội mùa hè năm 1924:

Vận động viên bơi lội Sybil Bauer.

Nữ vận động viên bởi lội của Mỹ, Sybil Bauer đã dành Huy chương vàng ở nội dung 100 mét bơi ngửa. Hai năm trước đó cũng chính Bauer đã trở thành người phụ nữ đầu tiên phá kỷ lục thế giới của nam giới.

Thế vận hội mùa hè năm 1936:

Lần đầu tiên tại Thế vận hội hiện đại xuất hiện người da màu. Louise Stokes và Tydie Pickett là những người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đại diện cho Mỹ tham dự Olympic.

Thế vận hội mùa hè năm 1948:

Nữ vận động viên nhảy cao Alice Marie Coachman.

Alice Marie Coachman là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đoạt Huy chương vàng Olympic. Cô đại diện cho tuyển Mỹ ở môn điền kinh.

Thế vận hội mùa hè năm 1952:

Môn đua ngựa tại Thế vận hội đã chấp nhận nữ.

Các môn đua ngựa Olympic bắt đầu chấp nhận các đội hỗn hợp nam, nữ. Các nước tự do lựa chọn các tay đua tốt nhất, không phân biệt giới tính. Phụ nữ cũng được phép thi đấu với nam giới trong các cuộc đua ngựa đơn.

Lis Hartel, kỵ sỹ Đan Mạch, chiến thắng bệnh bại liệt khi giành huy chương bạc ở môn đấu ngựa Grand Prix.

Thế vận hội mùa hè năm 1972:

Lorna Johnstone.

Ở tuổi 69, Lorna Johnstone trở thành vận động viên lớn tuổi nhất của Anh ở thế vận hội. Bà cũng thi đấu trong các nội dung đua ngựa vào năm 1956 và 1968.

Thế vận hội mùa hè năm 1984:

Morocco Nawal El Moutawakel.

Vận động viên chạy vượt chướng ngại Morocco Nawal El Moutawakel là phụ nữ Hồi giáo đầu tiên sinh ở châu Phi giành huy chương vàng Thế vận hội trong cự ly 400m. Được xem như nhân vật tiên phong cho các vận động viên Hồi giáo và Ả Rập, El Moutawakel đã phá vỡ tín điều lâu nay rằng phụ nữ xuất thân như bà không thể thành công trong điền kinh.

Thế vận hội mùa hè năm 1988:

Kristin Otto.

Kristin Otto người Đông Đức là phụ nữ đầu tiên giành 6 huy chương vàng Olympic. Bà cũng lập 4 kỷ lục thế giới mới.

Thế vận hội mùa hè năm 1992:



Gần một thế kỷ sau khi bắt đầu thi đấu Olympic, 35 trong số 169 quốc gia tham gia không có vận động viên nữ. Các nước Hồi giáo Trung Đông tỏ ra ngần ngại nhất cho dù đã có khuyến cáo của lãnh đạo phong trào Olympic.

Thế vận hội mùa hè năm 1996:

Lida Fariman.

Lida Fariman là phụ nữ Iran đầu tiên tham gia Thế vận hội mùa hè kể từ khi có cách mạng Hồi giáo ở nước này. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên được cầm cờ Iran trong lễ khai mạc.

Thế vận hội mùa hè năm 2000:

Vận động viên bơi lội Fatema Hameed Gerashi và điền kinh Mariam Mohamed Hadi Al Hilli là các phụ nữ đầu tiên đại diện cho Bahrain tại Olympics. Trước đó nước này chỉ có vận động viên nữ tham gia Thế vận hội cho người tàn tật năm 1984.

Thế vận hội mùa hè năm 2004:

Robina Jalali đeo mạng trong khi thi đấu.

Vận động viên Afghanistan Robina Jalali, còn có tên là Robina Muqimyar, đã thu hút chú ý của quốc tế khi tham gia thi đấu trong chiếc khăn trùm đầu truyền thống của người Hồi giáo.

Thế vận hội mùa hè năm 2008:

Hai nước Ả Rập là United Arab Emirates và Oman lần đầu tiên cử phụ nữ tới tham gia Olympics cho dù đã tham gia sáu lần Thế vận hội.

Thế vận hội mùa hè năm 2012:

Ba nước theo đạo Hồi là Ả Rập Saudi, Brunei và Qatar, chưa từng cử vận động viên nữ tới Olympics bao giờ nhưng nay chỉ dấu đoàn của họ có thể sẽ có phụ nữ. IOC dọa sẽ cấm các nước không tuân thủ quy định về bình đẳng giới tham gia Olympics.

Văn Chiểu | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục