![]() |
Ông Phạm Đức Thành từ một chuyên viên trở thành trưởng bộ môn tại Tổng cục TDTT trong giai đoạn phát triển cao nhất của bóng bàn Việt Nam nhờ phong trào xã hội hóa các năm đầu thế kỷ. Ông Thành được bầu làm tổng thư ký nhiệm kỳ 4. Nhiệm kỳ 4 làm không được việc nhưng dù đã hoãn đại hội nhiệm kỳ 5 đến 2 năm để tìm người nhưng ông Thành vẫn được tái đắc cử để ngồi ghế này thêm 5 năm nữa. Và mới năm đầu đã xảy ra sự cố vừa qua!
Chuyện ở môn bóng bàn cũng xảy ra ở môn bóng chuyền khi đại hội nhiệm kỳ 6 đã bị hoãn lại hơn 1 năm qua chỉ vì không tìm ra nhân sự chủ chốt. Dù trong giới bóng chuyền từ lâu đã bất phục Tổng thư ký Trần Đức Phấn, nhưng ông cũng đã ngồi đến 2 nhiệm kỳ. Riêng ở nhiệm kỳ 5 hiện nay, ông Phấn vừa làm tổng thư ký vừa làm Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao của tổng cục. Phải chăng vì thế mà hoạt động của liên đoàn càng lúc càng… đuối, nhất là ở mảng xã hội hóa. Ông Phấn tuyên bố sẽ rời khỏi ghế tổng thư ký nhưng vấn đề là người thay ông có thể lại từ tổng cục sang. Tức là chưa chắc đã tốt hơn.
Dân thể thao đang ngao ngán trước việc các liên đoàn có tình trạng người của cơ quan quản lý nhà nước “nhảy” sang với lý do thiếu người. Thậm chí, ngay tại tổ chức có tính xã hội cao như VFF hiện cũng “đuối” người. Nhiều khả năng nguyên tổng thư ký khóa 5 Trần Quốc Tuấn sẽ quay lại làm tổng thư ký VFF và kiêm nhiệm luôn chức danh phó chủ tịch chuyên môn của VFF nhiệm kỳ 7 dù ông Tuấn hiện đang là vụ phó của tổng cục.
Hết người rồi sao? Câu trả lời đương nhiên là không phải. Vấn đề là càng “tổng cục hóa” các liên đoàn xã hội thì chẳng còn ai muốn “dây” vào làm gì nữa.