Bài viết cung cấp độc quyền bởi ![]() |
Án binh bất động
Mùa xuân 2013 là mùa xuân lạnh nhất ở xứ sở Sương mù trong 50 năm qua. Cũng nhờ nền nhiệt trung bình 6 độ trải dài suốt tháng 5, những ngày hè Anh quốc trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Sự dịu mát của thời tiết dường như tác động cả đến... Premier League, khi hoạt động mua bán ở các đội bóng lớn nhỏ đều có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Sẽ không ít người khó hiểu trước những diễn biến chậm rãi trên thị trường chuyển nhượng, nhất là khi đây mùa hè của những cuộc chia ly. Hàng loạt mục tiêu lâu năm của M.U, Chelsea, Man City hay Tottenham đã và đang kiếm tìm bến đỗ mới, trong đó có thể liệt kê những tên tuổi như Falcao, Lewandowski, Mario Goetze, Neymar, Edison Cavani, Gareth Bale... Thế nhưng, tất cả những gì người ta nhìn thấy ở các đại gia nổi tiếng chơi sang là bốn chữ: Án binh bất động.
M.U, Chelsea hay Man City vẫn mở miệng đánh tiếng đòi mua chân sút nọ, vẫn to mồm khẳng định muốn đón ngôi sao kia. Song tất cả những gì họ làm là ngồi nhìn Monaco nẫng tay trên James Rodriguez, Joao Moutinho và Falcao, Bayern vơ vét Goetze, Barca thu gặt Neymar... Mới đây, Chelsea và Man City đã đồng loạt buông tay Cavani để PSG lôi kéo với 50 triệu bảng - một mức giá đầy tính cạnh tranh mà túi tiền của Sheikh Mansour và Abramovich thừa sức chi trả.
Sự hà tiện bất thường của những đội bóng Anh quốc đang khiến mùa hè chuyển nhượng trở nên buồn chán hơn bao giờ hết. So sánh với cùng kỳ năm trước, Stamford Bridge đang xôn xao với Eden Hazard, Old Trafford tưng bừng đón chào Kagawa, mà thấy chạnh lòng cho sự đi xuống của giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh...
Chất và ngon
Tất nhiên, chữ “đi xuống” ở đây chỉ được sử dụng để nói về tính sôi động trên thị trường chuyển nhượng, chứ không đề cập đến sức mạnh tài chính của Premier League. Ở châu Âu lúc này, Ngoại hạng Anh vẫn đang là giải đấu giàu có nhất khi đã chi tổng cộng 236 triệu bảng cho việc mua bán cầu thủ. Bản thân Man City, M.U, Chelsea hay Tottenham đều đã có những động thái nhằm tăng cường lực lượng, chẳng qua là những ngôi sao khiến báo chí tốn giấy tốn mực vẫn chưa lộ diện.
Dường như nép mình tránh “bom tấn” đã trở thành xu hướng mới của Premier League, khi các CLB đang quan tâm đến mục tiêu vừa sức, ít cạnh tranh hơn là những cái tên danh tiếng. Nhờ đó, Man City đã nhanh chóng hoàn tất quá trình đàm phán với Fernandinho và Jesus Navas, Chelsea dễ dàng sở hữu Andre Schuerrle và Marco van Ginkel trong khi Tottenham kết thúc gọn ghẽ thương vụ Paulinho.
Đây có thể gọi là một cuộc cách mạng trong tư duy chuyển nhượng của những người làm bóng đá ở Anh. Tương tự với Bundesliga, các HLV đang nỗ lực sàng lọc những gương mặt phù hợp với chiến thuật và tập thể đội bóng thay vì quan tâm đến sao số như trước kia. Những thương vụ hớ như Fernando Torres, Andriy Shevchenko hay trường hợp của “kẻ nổi loạn” Tevez là những “bài học xương máu” với Chelsea và Man City, để rồi họ phải cân nhắc cẩn thận trước khi đặt bút ký lên những tấm séc bạc triệu.
Về cơ bản, dễ thấy rằng đây chính sách chuyển nhượng thiên về “chất” hơn “lượng” là một sự thay đổi hợp lý với Premier League. Nhờ đó, các đội bóng Anh có thể tiết kiệm chi tiêu đồng thời xây dựng nên một bộ khung nhân sự mạnh mẽ, chắc chắn và có tính bền vững. Nhưng ngược lại, việc thiếu đi những bản hợp đồng “bom tấn” cũng khiến giải Ngoại hạng mất đi đôi chút “gia vị” đặc biệt. Giống như những món ăn vậy, giàu dưỡng chất chưa chắc đã ngon và hấp dẫn...
Mùa xuân 2013 là mùa xuân lạnh nhất ở xứ sở Sương mù trong 50 năm qua. Cũng nhờ nền nhiệt trung bình 6 độ trải dài suốt tháng 5, những ngày hè Anh quốc trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Sự dịu mát của thời tiết dường như tác động cả đến... Premier League, khi hoạt động mua bán ở các đội bóng lớn nhỏ đều có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Sẽ không ít người khó hiểu trước những diễn biến chậm rãi trên thị trường chuyển nhượng, nhất là khi đây mùa hè của những cuộc chia ly. Hàng loạt mục tiêu lâu năm của M.U, Chelsea, Man City hay Tottenham đã và đang kiếm tìm bến đỗ mới, trong đó có thể liệt kê những tên tuổi như Falcao, Lewandowski, Mario Goetze, Neymar, Edison Cavani, Gareth Bale... Thế nhưng, tất cả những gì người ta nhìn thấy ở các đại gia nổi tiếng chơi sang là bốn chữ: Án binh bất động.
![]() |
Sẽ có "bom tấn" nổ ở Premier League mùa hè này? Ảnh: Internet. |
M.U, Chelsea hay Man City vẫn mở miệng đánh tiếng đòi mua chân sút nọ, vẫn to mồm khẳng định muốn đón ngôi sao kia. Song tất cả những gì họ làm là ngồi nhìn Monaco nẫng tay trên James Rodriguez, Joao Moutinho và Falcao, Bayern vơ vét Goetze, Barca thu gặt Neymar... Mới đây, Chelsea và Man City đã đồng loạt buông tay Cavani để PSG lôi kéo với 50 triệu bảng - một mức giá đầy tính cạnh tranh mà túi tiền của Sheikh Mansour và Abramovich thừa sức chi trả.
Sự hà tiện bất thường của những đội bóng Anh quốc đang khiến mùa hè chuyển nhượng trở nên buồn chán hơn bao giờ hết. So sánh với cùng kỳ năm trước, Stamford Bridge đang xôn xao với Eden Hazard, Old Trafford tưng bừng đón chào Kagawa, mà thấy chạnh lòng cho sự đi xuống của giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh...
Chất và ngon
Tất nhiên, chữ “đi xuống” ở đây chỉ được sử dụng để nói về tính sôi động trên thị trường chuyển nhượng, chứ không đề cập đến sức mạnh tài chính của Premier League. Ở châu Âu lúc này, Ngoại hạng Anh vẫn đang là giải đấu giàu có nhất khi đã chi tổng cộng 236 triệu bảng cho việc mua bán cầu thủ. Bản thân Man City, M.U, Chelsea hay Tottenham đều đã có những động thái nhằm tăng cường lực lượng, chẳng qua là những ngôi sao khiến báo chí tốn giấy tốn mực vẫn chưa lộ diện.
Dường như nép mình tránh “bom tấn” đã trở thành xu hướng mới của Premier League, khi các CLB đang quan tâm đến mục tiêu vừa sức, ít cạnh tranh hơn là những cái tên danh tiếng. Nhờ đó, Man City đã nhanh chóng hoàn tất quá trình đàm phán với Fernandinho và Jesus Navas, Chelsea dễ dàng sở hữu Andre Schuerrle và Marco van Ginkel trong khi Tottenham kết thúc gọn ghẽ thương vụ Paulinho.
Đây có thể gọi là một cuộc cách mạng trong tư duy chuyển nhượng của những người làm bóng đá ở Anh. Tương tự với Bundesliga, các HLV đang nỗ lực sàng lọc những gương mặt phù hợp với chiến thuật và tập thể đội bóng thay vì quan tâm đến sao số như trước kia. Những thương vụ hớ như Fernando Torres, Andriy Shevchenko hay trường hợp của “kẻ nổi loạn” Tevez là những “bài học xương máu” với Chelsea và Man City, để rồi họ phải cân nhắc cẩn thận trước khi đặt bút ký lên những tấm séc bạc triệu.
Về cơ bản, dễ thấy rằng đây chính sách chuyển nhượng thiên về “chất” hơn “lượng” là một sự thay đổi hợp lý với Premier League. Nhờ đó, các đội bóng Anh có thể tiết kiệm chi tiêu đồng thời xây dựng nên một bộ khung nhân sự mạnh mẽ, chắc chắn và có tính bền vững. Nhưng ngược lại, việc thiếu đi những bản hợp đồng “bom tấn” cũng khiến giải Ngoại hạng mất đi đôi chút “gia vị” đặc biệt. Giống như những món ăn vậy, giàu dưỡng chất chưa chắc đã ngon và hấp dẫn...
Duy Anh |
00:00 30/11/-0001