Quyết định cho đội tuyển U22 tham dự V.League tưởng như trò đùa nhưng lại là rất nghiêm túc của VPF. TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cho biết, ban đầu VPF định đôn đội Đồng Tháp lên để cho đủ 12 đội, nhưng cuối cùng đã chọn phương án đội U22, cũng là một công đôi việc để chuẩn bị cho SEA Games 27.
Đây là cách làm mang tính táo bạo của VPF và trong hoàn cảnh hiện tại, ít nhiều nhận được sự đồng tình của nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cho hiệu quả. Tức là U22 liệu sẽ giúp giải đấu trở nên đáng xem về chất lượng không. Bản thân đội U22 sẽ thu được gì sau một mùa giải. Ngoài ra, còn một loạt những vấn đề khác liên quan đến kinh phí, chấn thương...
Thành phần ĐT U22 hiện tại đang dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Văn Phúc, vừa chơi rất thành công tại BTV Cup. Đây đều là những cầu thủ trẻ tài năng ở các CLB V.League cũng như hạng Nhất. Chính vì thế, một câu hỏi đặt ra là nếu sử dụng đội U22 cả một mùa giải, thì các CLB có đồng ý chịu nhả quân hay không. Dù ông Viễn khẳng định các CLB đều sẽ ủng hộ hết mình nhưng ngay cả ở BTV Cup vừa qua, những CLB như SLNA hay SHB.Đà Nẵng đều xin cho các cầu thủ của mình ở lại vì lo sợ chấn thương. Ở một giải đấu kéo dài và có tính cạnh tranh như V.League, việc chấn thương là hoàn toàn khó tránh khỏi và chắc chắn sẽ có những rắc rối giữa VPF và các CLB nếu điều đó xảy ra.
Tiếp đến, kinh phí cũng là vấn đề nan giải. Nuôi một đội bóng (các chế độ tương đương như ở các CLB), sẽ khiến VPF tốn một khoản kinh phí không nhỏ. Đó là chưa kể VPF còn đang có kế hoạch thuê HLV ngoại cho đội U22. “Đội U22 quố gia sẽ được ăn, ở, tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Mỹ Đình. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ kinh phí cần thiết để lo cho đội U22 tham dự mùa giải, trong đó tiền trả lương cho HLV ngoại”, ông Viễn nói.
Dường như VPF đã có sự chuẩn bị kỹ về mọi mặt khi quyết định để U22 “tham chiến” ở V.League, nhưng kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch, còn thực tế nhiều khi lại khác hoàn toàn. Chẳng hạn như nếu các cầu thủ U22 lại thi đấu thiếu tinh thần học hỏi, cống hiến như các đàn anh của mình ở AFF Cup vừa qua, VPF sẽ phải xử lý ra sao? Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở khi có không ít các cầu thủ, sẽ chống lại đội bóng của mình trong những lần chạm trán ở mỗi vòng đấu.
Một thành viên của VPF cho biết, việc đưa đội U22 tham dự mới mẻ với Việt Nam, nhưng ở các nước trong khu vực đều đã làm từ lâu. Chỉ có điều, U22 của Malaysia và Singapore dự giải vô địch quốc gia của họ, là tập hợp những nhân tố do chính LĐBĐ Malaysia, Singapore đầu tư công sức tạo nên từ lứa U, chứ không phải nhặt lên từ các CLB. Còn ở Việt Nam, không những lấy từ CLB mà VPF cũng chỉ áp dụng sự thay đổi này duy nhất trong mùa giải 2013. Đó chẳng phải chỉ là giải pháp tình thế?
Còn một câu chuyện khác cũng rất đáng quan tâm là ở mùa giải 2013, cả V.League và hạng Nhất sẽ không có đội phải xuống hạng. Phần lớn các đội chỉ tham dự với mục tiêu trụ hạng. Như vậy, khó tránh tình trạng một số đội sẽ trở thành ngân hàng điểm ngay từ đầu. Nhiều người thắc mắc là nếu một giải đấu không có đội nào phải xuống hạng, thì rất khó tạo ra sự cạnh tranh. Điều đó là chắc chắn sẽ xảy ra.
![]() |
Trao cơ hội cho cầu thủ trẻ là tốt, nhưng VPF phải tính toán thật kỹ |
Đây là cách làm mang tính táo bạo của VPF và trong hoàn cảnh hiện tại, ít nhiều nhận được sự đồng tình của nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cho hiệu quả. Tức là U22 liệu sẽ giúp giải đấu trở nên đáng xem về chất lượng không. Bản thân đội U22 sẽ thu được gì sau một mùa giải. Ngoài ra, còn một loạt những vấn đề khác liên quan đến kinh phí, chấn thương...
Thành phần ĐT U22 hiện tại đang dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Văn Phúc, vừa chơi rất thành công tại BTV Cup. Đây đều là những cầu thủ trẻ tài năng ở các CLB V.League cũng như hạng Nhất. Chính vì thế, một câu hỏi đặt ra là nếu sử dụng đội U22 cả một mùa giải, thì các CLB có đồng ý chịu nhả quân hay không. Dù ông Viễn khẳng định các CLB đều sẽ ủng hộ hết mình nhưng ngay cả ở BTV Cup vừa qua, những CLB như SLNA hay SHB.Đà Nẵng đều xin cho các cầu thủ của mình ở lại vì lo sợ chấn thương. Ở một giải đấu kéo dài và có tính cạnh tranh như V.League, việc chấn thương là hoàn toàn khó tránh khỏi và chắc chắn sẽ có những rắc rối giữa VPF và các CLB nếu điều đó xảy ra.
Tiếp đến, kinh phí cũng là vấn đề nan giải. Nuôi một đội bóng (các chế độ tương đương như ở các CLB), sẽ khiến VPF tốn một khoản kinh phí không nhỏ. Đó là chưa kể VPF còn đang có kế hoạch thuê HLV ngoại cho đội U22. “Đội U22 quố gia sẽ được ăn, ở, tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Mỹ Đình. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ kinh phí cần thiết để lo cho đội U22 tham dự mùa giải, trong đó tiền trả lương cho HLV ngoại”, ông Viễn nói.
Dường như VPF đã có sự chuẩn bị kỹ về mọi mặt khi quyết định để U22 “tham chiến” ở V.League, nhưng kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch, còn thực tế nhiều khi lại khác hoàn toàn. Chẳng hạn như nếu các cầu thủ U22 lại thi đấu thiếu tinh thần học hỏi, cống hiến như các đàn anh của mình ở AFF Cup vừa qua, VPF sẽ phải xử lý ra sao? Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở khi có không ít các cầu thủ, sẽ chống lại đội bóng của mình trong những lần chạm trán ở mỗi vòng đấu.
Một thành viên của VPF cho biết, việc đưa đội U22 tham dự mới mẻ với Việt Nam, nhưng ở các nước trong khu vực đều đã làm từ lâu. Chỉ có điều, U22 của Malaysia và Singapore dự giải vô địch quốc gia của họ, là tập hợp những nhân tố do chính LĐBĐ Malaysia, Singapore đầu tư công sức tạo nên từ lứa U, chứ không phải nhặt lên từ các CLB. Còn ở Việt Nam, không những lấy từ CLB mà VPF cũng chỉ áp dụng sự thay đổi này duy nhất trong mùa giải 2013. Đó chẳng phải chỉ là giải pháp tình thế?
Còn một câu chuyện khác cũng rất đáng quan tâm là ở mùa giải 2013, cả V.League và hạng Nhất sẽ không có đội phải xuống hạng. Phần lớn các đội chỉ tham dự với mục tiêu trụ hạng. Như vậy, khó tránh tình trạng một số đội sẽ trở thành ngân hàng điểm ngay từ đầu. Nhiều người thắc mắc là nếu một giải đấu không có đội nào phải xuống hạng, thì rất khó tạo ra sự cạnh tranh. Điều đó là chắc chắn sẽ xảy ra.
Song Ngư |
00:00 30/11/-0001