Aitor Karanka – trợ lý bù nhìn
Trên danh nghĩa, Karanka là người có tiếng nói quan trọng thứ 2 trong ban huấn luyện Real Madrid. Theo Emilio Perez, chủ tịch Florentino Perez mặc dù chấp nhận giao toàn bộ “quyền sinh sát” vào tay Mourinho nhưng vẫn muốn có một tay chân thân tín có mặt trong ban huấn luyện để kiềm chế “Người đặc biệt”. Aitor Karanka được lựa chọn vì mục đích ấy, ông đáp ứng được yêu cầu vì từng là một cựu cầu thủ của Real Madrid và có mối quan hệ tốt với các công thần người Tây Ban Nha trong đội.
Nhưng sự có mặt của Karanka gần như không đem lại một lợi ích nào cho đội bóng. Được Perez hy vọng sẽ trở thành một đối trọng của Mou trong ban huấn luyện, thế nhưng cựu hậu vệ của “Kền kền trắng” nhanh chóng bị lu mờ trong ê kíp của “Người đặc biệt”. Quá hiền lành và gần như không có “chiêu trò” gì nổi bật, Karanka nhanh chóng bị Mou hạ bệ và trở thành một “trợ lý bù nhìn”.
Emilio Perez miêu tả vai trò của Karanka tại Real Madrid: “Ông ấy gần như không có chính kiến trong các buổi họp kỹ thuật. Karanka có vẻ sợ hãi Mourinho và răm rắp tuân theo mọi chỉ đạo của HLV trưởng. Trong thành phần BHL của Real, vai trò của Karanka còn thua kém cả Rui Faria (HLV thể lực), Silvio Louro (HLV thủ môn) và Jose Morais (trợ lý kỹ thuật), những người đã theo Mourinho nhiều năm qua”.
Sự “ngoan ngoãn” của Karanka cũng được Mourinho “tưởng thưởng” xứng đáng. Vị trợ lý này thường xuyên được thay mặt “Người đặc biệt” tham gia các buổi họp báo. Đương nhiên, nội dung những lời phát biểu của Karanka cũng đã được lên kịch bản sẵn; nếu không, đó sẽ là những lời “vô thưởng vô phạt” chẳng động chạm đến ai.
Hành xử như “xã hội đen”
Ngay cả với nhiệm vụ kết nối các công thần, Karanka cũng thất bại thảm hại. Không có một lời bênh vực nào được vị trợ lý này đưa ra khi Casillas phải chịu sự trừng phạt của Mourinho. Emilio Perez sử dụng từ “xã hội đen” để nói đến ê kíp của Mou tại Real. “Băng nhóm” của “Người đặc biệt” sẵn sàng cô lập mọi đối tượng chống đối và đẩy họ đến thế dở khóc dở cười mà chính thủ thành Casillas là ví dụ điển hình. Karanka hiểu mình là ai và chính vì thế, tuyệt nhiên không có sự kháng cự nào được vị trợ lý nào thể hiện.
Aitor Karanka chỉ là một trong số những nhân vật phải “ngậm miệng” để giữ được vị trí dưới triều đại của Mourinho. Với sự trợ giúp của các trợ lý trung thành và những cầu thủ nói tiếng Bồ Đào Nha trong đội hình, “Người đặc biệt” đã kiểm soát hoàn toàn những thông tin “lưu hành nội bộ” và từ đó, đưa ra phương án thích hợp để trừng trị những kẻ cứng đầu. Đây cũng chính là phương pháp mà Mourinho đã áp dụng tại những nơi ông từng đi qua như Chelsea, Inter và Porto
Như một lẽ tất nhiên, nơi nào có “áp bức” nơi đó sẽ có “đấu tranh”. Tình trạng hỗn loạn trước đây tại Real cũng có một phần nguyên nhân từ sự “độc tài” của Mou, dẫn đến sự bất bình của một số công thần trụ cột. Đó cũng là điều từng xảy ra tại Chelsea, nơi “chế độ công thần” vẫn còn ăn sâu bám rễ. Mourinho được coi là lãnh đạo thành công và được lòng cầu thủ nhất tại Inter, đơn giản vì so với Real và Chelsea, đó là một tập thể ít tính cục bộ hơn hẳn (Inter nổi tiếng là một đội bóng đa quốc gia và với với sự luân chuyển cầu thủ liên tục, gần như không có cá nhân nào “đủ tuổi” cầm trịch phòng thay đồ, kể cả thủ quân Javier Zanetti).
![]() |
Karanka hầu như không có quyền hành gì bên cạnh Mourinho |
Trên danh nghĩa, Karanka là người có tiếng nói quan trọng thứ 2 trong ban huấn luyện Real Madrid. Theo Emilio Perez, chủ tịch Florentino Perez mặc dù chấp nhận giao toàn bộ “quyền sinh sát” vào tay Mourinho nhưng vẫn muốn có một tay chân thân tín có mặt trong ban huấn luyện để kiềm chế “Người đặc biệt”. Aitor Karanka được lựa chọn vì mục đích ấy, ông đáp ứng được yêu cầu vì từng là một cựu cầu thủ của Real Madrid và có mối quan hệ tốt với các công thần người Tây Ban Nha trong đội.
Nhưng sự có mặt của Karanka gần như không đem lại một lợi ích nào cho đội bóng. Được Perez hy vọng sẽ trở thành một đối trọng của Mou trong ban huấn luyện, thế nhưng cựu hậu vệ của “Kền kền trắng” nhanh chóng bị lu mờ trong ê kíp của “Người đặc biệt”. Quá hiền lành và gần như không có “chiêu trò” gì nổi bật, Karanka nhanh chóng bị Mou hạ bệ và trở thành một “trợ lý bù nhìn”.
Emilio Perez miêu tả vai trò của Karanka tại Real Madrid: “Ông ấy gần như không có chính kiến trong các buổi họp kỹ thuật. Karanka có vẻ sợ hãi Mourinho và răm rắp tuân theo mọi chỉ đạo của HLV trưởng. Trong thành phần BHL của Real, vai trò của Karanka còn thua kém cả Rui Faria (HLV thể lực), Silvio Louro (HLV thủ môn) và Jose Morais (trợ lý kỹ thuật), những người đã theo Mourinho nhiều năm qua”.
Sự “ngoan ngoãn” của Karanka cũng được Mourinho “tưởng thưởng” xứng đáng. Vị trợ lý này thường xuyên được thay mặt “Người đặc biệt” tham gia các buổi họp báo. Đương nhiên, nội dung những lời phát biểu của Karanka cũng đã được lên kịch bản sẵn; nếu không, đó sẽ là những lời “vô thưởng vô phạt” chẳng động chạm đến ai.
Hành xử như “xã hội đen”
Ngay cả với nhiệm vụ kết nối các công thần, Karanka cũng thất bại thảm hại. Không có một lời bênh vực nào được vị trợ lý này đưa ra khi Casillas phải chịu sự trừng phạt của Mourinho. Emilio Perez sử dụng từ “xã hội đen” để nói đến ê kíp của Mou tại Real. “Băng nhóm” của “Người đặc biệt” sẵn sàng cô lập mọi đối tượng chống đối và đẩy họ đến thế dở khóc dở cười mà chính thủ thành Casillas là ví dụ điển hình. Karanka hiểu mình là ai và chính vì thế, tuyệt nhiên không có sự kháng cự nào được vị trợ lý nào thể hiện.
Aitor Karanka chỉ là một trong số những nhân vật phải “ngậm miệng” để giữ được vị trí dưới triều đại của Mourinho. Với sự trợ giúp của các trợ lý trung thành và những cầu thủ nói tiếng Bồ Đào Nha trong đội hình, “Người đặc biệt” đã kiểm soát hoàn toàn những thông tin “lưu hành nội bộ” và từ đó, đưa ra phương án thích hợp để trừng trị những kẻ cứng đầu. Đây cũng chính là phương pháp mà Mourinho đã áp dụng tại những nơi ông từng đi qua như Chelsea, Inter và Porto
Như một lẽ tất nhiên, nơi nào có “áp bức” nơi đó sẽ có “đấu tranh”. Tình trạng hỗn loạn trước đây tại Real cũng có một phần nguyên nhân từ sự “độc tài” của Mou, dẫn đến sự bất bình của một số công thần trụ cột. Đó cũng là điều từng xảy ra tại Chelsea, nơi “chế độ công thần” vẫn còn ăn sâu bám rễ. Mourinho được coi là lãnh đạo thành công và được lòng cầu thủ nhất tại Inter, đơn giản vì so với Real và Chelsea, đó là một tập thể ít tính cục bộ hơn hẳn (Inter nổi tiếng là một đội bóng đa quốc gia và với với sự luân chuyển cầu thủ liên tục, gần như không có cá nhân nào “đủ tuổi” cầm trịch phòng thay đồ, kể cả thủ quân Javier Zanetti).
|
00:00 30/11/-0001