Đây là hai đội bóng hàng đầu của Châu Âu và thế giới. Nếu như Pháp từng 1 lần vô địch thế giới (1998) và 2 lần vô địch Châu Âu (1984, 2000) thì con số ấy ở Đức còn ấn tượng hơn với 3 lần lên ngôi thế giới (1954, 1974, 1990) và 3 lần vô địch Châu Âu (1972, 1980, 1996). Nền bóng đá Đức và Pháp luôn là những nền bóng đá hùng mạnh sản sinh rất nhiều danh thủ cho bóng đá thế giới.
Nhưng những ánh hào quang ấy cũng đã là chuyện của quá khứ. Lần cuối cùng mà người Đức vô địch ở một giải lớn là Euro năm 1996, còn ở đấu trường World Cup, đã 24 năm qua Đức chưa một lần nâng cao được cúp vàng. Trong 24 năm đó, không ít lần Đức tiến rất gần với vinh quang nhưng đều thất bại như thua Brazil trong chung kết năm 2002 và Italia tại bán kết năm 2006. Với người Pháp, thời gian đợi chờ có lẽ ngắn hơn Đức nhưng kể từ sau chiến tích 1998 trên sân nhà, tuyển Pháp luôn gánh chịu những thất bại ê chề tại đấu trường World Cup. Năm 2002 họ là ĐKVĐ bị loại ngay vòng bảng; 2006 dù vào chung kết nhưng bị tai tiếng vì chiếc thẻ đỏ của Zidane; 2010 thì về nước sớm do bạo loạn của các cầu thủ.
Quá khứ hào hùng là vậy cho nên cả Pháp và Đức đều quyết tâm xây dựng lại đội tuyển của mình. Sau Laurent Blanc thì một cựu cầu thủ khác của thế hệ vàng là Didier Deschamps gánh lấy trách nhiệm vực dậy đội bóng áo lam. Ông mạnh dạn làm cuộc cách mạng cho đội Pháp, tạo cơ hội cho những cầu thủ trẻ và sẵn sàng loại bỏ những ai mà ông cho là có thể làm ảnh hưởng đến tính đoàn kết nội bộ. Chính vì thế mà Paul Pogba ngày càng có cơ hội toả sáng còn Samir Nasri phải ở nhà.
Còn với người Đức, cuộc cách mạng đã diễn ra sớm hơn từ sau thất bại nhục nhã tại Euro 2004. Jürgen Klinsmann rồi Joachim Löw đến mang theo những tư tưởng mới, phương pháp huấn luyện mới cùng triết lý bóng đá mới. Tuyển Đức bây giờ không còn là cổ xe tăng ì ạch lê từng bước nặng nể mà là một cổ máy đầy mạnh mẽ và cũng không kém phần hào nhoáng. Tuyển Đức đang gặt trái ngọt sau một thập kỷ cải cách với một thế hệ cầu thủ trẻ, tài năng hàng đầu Châu Âu và thế giới. Những Manuel Neuer, Mats Hummels, Mario Goetze, Toni Kroos…đang giúp Đức tiến gần những vinh quang và còn là tương lai của bóng đá Đức.
Nhưng cái cách mà Đức và Pháp trình diễn tại Brazil vẫn khiến người ta lo lắng. Đức dễ dàng khuất phục Bồ Đào Nha nhưng lại bối rối trước Ghana. Pháp đã dần trước Thuỵ Sỹ tới 5-0 vẫn để đối phương ghi liên tiếp 2 bàn. Không riêng Đức mà pháp cũng đã thể hiện sức mạnh vượt trội, khá thuyết phục tại vòng bảng nhưng sau đó vất vả đến không ngờ tại vòng knock-out dù đối thủ chỉ là Algeria và Nigeria. Chính điếu ấy dấy lên nhiều lo ngại, ngờ vực và hoài nghi. Người ta tự hỏi phải chăng họ chưa đủ tầm để vô địch mà chỉ đóng vai trò kẻ thách thức mà thôi?
Và như một sự sắp đặt khéo léo, Pháp gặp Đức trong cuộc chiến mà chỉ một người có thể đi tiếp. Sự thành bại ở trận đấu này là sự kiểm nghiệm xem những gì mà Pháp, Đức đã làm đúng hay sai, cái tầm của họ đang ở mức độ nào. Với những gì mà Pháp, Đức đã phô diễn suốt 4 trận đã qua, chúng ta có quyền hy vọng đây sẽ là một cuộc chiến hấp dẫn như bao trận đấu kinh điển của những đội bóng hàng đầu khác. Đức và Pháp có thể có nhiều tương đồng, nhưng trong trận đấu này, ai cũng muốn tìm một sự khác biệt. Đó là chiến thắng.
|
Hai đội tuyển Đức và Pháp sẽ có lần tái đấu nhiều cảm xúc vào tối nay. Ảnh Internet |
Nhưng những ánh hào quang ấy cũng đã là chuyện của quá khứ. Lần cuối cùng mà người Đức vô địch ở một giải lớn là Euro năm 1996, còn ở đấu trường World Cup, đã 24 năm qua Đức chưa một lần nâng cao được cúp vàng. Trong 24 năm đó, không ít lần Đức tiến rất gần với vinh quang nhưng đều thất bại như thua Brazil trong chung kết năm 2002 và Italia tại bán kết năm 2006. Với người Pháp, thời gian đợi chờ có lẽ ngắn hơn Đức nhưng kể từ sau chiến tích 1998 trên sân nhà, tuyển Pháp luôn gánh chịu những thất bại ê chề tại đấu trường World Cup. Năm 2002 họ là ĐKVĐ bị loại ngay vòng bảng; 2006 dù vào chung kết nhưng bị tai tiếng vì chiếc thẻ đỏ của Zidane; 2010 thì về nước sớm do bạo loạn của các cầu thủ.
Quá khứ hào hùng là vậy cho nên cả Pháp và Đức đều quyết tâm xây dựng lại đội tuyển của mình. Sau Laurent Blanc thì một cựu cầu thủ khác của thế hệ vàng là Didier Deschamps gánh lấy trách nhiệm vực dậy đội bóng áo lam. Ông mạnh dạn làm cuộc cách mạng cho đội Pháp, tạo cơ hội cho những cầu thủ trẻ và sẵn sàng loại bỏ những ai mà ông cho là có thể làm ảnh hưởng đến tính đoàn kết nội bộ. Chính vì thế mà Paul Pogba ngày càng có cơ hội toả sáng còn Samir Nasri phải ở nhà.
Còn với người Đức, cuộc cách mạng đã diễn ra sớm hơn từ sau thất bại nhục nhã tại Euro 2004. Jürgen Klinsmann rồi Joachim Löw đến mang theo những tư tưởng mới, phương pháp huấn luyện mới cùng triết lý bóng đá mới. Tuyển Đức bây giờ không còn là cổ xe tăng ì ạch lê từng bước nặng nể mà là một cổ máy đầy mạnh mẽ và cũng không kém phần hào nhoáng. Tuyển Đức đang gặt trái ngọt sau một thập kỷ cải cách với một thế hệ cầu thủ trẻ, tài năng hàng đầu Châu Âu và thế giới. Những Manuel Neuer, Mats Hummels, Mario Goetze, Toni Kroos…đang giúp Đức tiến gần những vinh quang và còn là tương lai của bóng đá Đức.
Nhưng cái cách mà Đức và Pháp trình diễn tại Brazil vẫn khiến người ta lo lắng. Đức dễ dàng khuất phục Bồ Đào Nha nhưng lại bối rối trước Ghana. Pháp đã dần trước Thuỵ Sỹ tới 5-0 vẫn để đối phương ghi liên tiếp 2 bàn. Không riêng Đức mà pháp cũng đã thể hiện sức mạnh vượt trội, khá thuyết phục tại vòng bảng nhưng sau đó vất vả đến không ngờ tại vòng knock-out dù đối thủ chỉ là Algeria và Nigeria. Chính điếu ấy dấy lên nhiều lo ngại, ngờ vực và hoài nghi. Người ta tự hỏi phải chăng họ chưa đủ tầm để vô địch mà chỉ đóng vai trò kẻ thách thức mà thôi?
Và như một sự sắp đặt khéo léo, Pháp gặp Đức trong cuộc chiến mà chỉ một người có thể đi tiếp. Sự thành bại ở trận đấu này là sự kiểm nghiệm xem những gì mà Pháp, Đức đã làm đúng hay sai, cái tầm của họ đang ở mức độ nào. Với những gì mà Pháp, Đức đã phô diễn suốt 4 trận đã qua, chúng ta có quyền hy vọng đây sẽ là một cuộc chiến hấp dẫn như bao trận đấu kinh điển của những đội bóng hàng đầu khác. Đức và Pháp có thể có nhiều tương đồng, nhưng trong trận đấu này, ai cũng muốn tìm một sự khác biệt. Đó là chiến thắng.
Hoàng Thông |
00:00 30/11/-0001