U22 Việt Nam tập trung: Vì sao nên để hai cầu thủ Việt Kiều thử sức?

15:47 Thứ ba 29/05/2012

Như vậy trong đợt tập trung đội tuyển U22 Việt Nam vào ngày 5 tháng 6 tới đây chắc chắn sẽ có tên hai cầu thủ Việt kiều (Mạc Hồng Quân và Nguyễn Thanh Giang). Sự cố gắng thuyết phục của ông thầy Mai Đức Chung cuối cùng cũng đã đạt được kết quả.

Cần phải trao thực quyền cho HLV trưởng

Trước sau như một HLV Mai Đức Chung - người đã tiến cử hai cầu thủ Mạc Hồng Quân và Nguyễn Thanh Giang đều khẳng định, đây là hai cầu thủ có đủ năng lực và tố chất để đứng trong hàng ngũ ĐT U22 Việt Nam.

Tuy nhiên việc VFF trước đó loại hai cầu thủ Việt kiều này khiến cho dư luận cảm thấy, HLV Lư Đình Tuấn như đã bị "dí" vào tay một bản danh sách mà ông không có "quyền được chọn". Ông Tuấn bày tỏ nỗi niềm với báo giới: "Nếu tôi có quyền được chọn thì vẫn tốt hơn. Việc không trực tiếp được chọn cầu thủ ít nhiều ảnh hưởng đến việc xây dựng lối chơi của đội bóng..."

Vấn đề ở đây ngoài câu chuyện về cung cách sử dụng nhân tài xa xứ của VFF. Nó còn nằm ở thực quyền của HLV nội nắm chức "thuyền trưởng" ở cấp độ đội tuyển (thứ mà VFF đã phát biểu rất nhiều lần rằng sẽ trao thực quyền cho HLV trưởng).

Nguyễn Thanh Giang và Mạc Hồng Quân đều đã chuẩn bị sẵn sàng khoác áo U22 Việt Nam. Ảnh: Internet

Sẽ không là gì đáng bàn nếu người trực tiếp loại hai cầu thủ này là ông Lư Đình Tuấn. Chính bởi lẽ đó, việc hai cầu thủ Việt kiều trên sẽ được thử sức từ ngày 5/6 đến ngày 23/6 dưới con mắt chỉ đạo của ông thầy họ Lư là hoàn toàn xác đáng. Và nếu có ai đó loại hai cầu thủ này khỏi danh sách đội tuyển U22 Việt Nam tham dự vòng loại U22 Châu Á thì người đó không ai khác phải chính là HLV Lư Đình Tuấn.

Có như vậy, thì cái gọi là “thực quyền” của HLV trưởng cấp độ đội Tuyển mới được tôn trọng.

VFF cần phải biết... "xí chỗ"!

Việc hai cầu thủ Việt kiều kể trên được gọi lại danh sách tập trung không chỉ khuyến khích nhân tài xa xứ về phục vụ cho Tổ Quốc, mà ở đây còn cần phải nhìn nhận ở khía cạnh “xí chỗ - đặt phần” các nhân tài khi họ chưa khoác áo ĐTQG nào.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi tập trung dù chỉ là đá một trận giao hữu nhưng rất nhiều nước đã tận dụng những trận đấu "vô thưởng vô phạt" để trao cơ hội cho những cầu thủ tài năng mang hai quốc tịch hoặc hai "dòng máu" khác nhau.

Điển hình như trường hợp của Lee Nguyễn. Nhận thấy tài năng của cầu thủ này khi mới 17 tuổi, ĐT Mỹ đã triệu tập anh vào ĐT U20 Mỹ tham dự giải U20 thế giới, sau đó là thêm 4 lần được gọi vào ĐTQG Mỹ (nhưng chủ yếu là ngồi dự bị) trong cả giải Copa America 2007 Lee Nguyễn chỉ được vào sân thay người đúng 15 phút.

Nhưng cũng chính cái rào cản "một cầu thủ không thể chơi cho hai ĐT Quốc Gia khác nhau" do FIFA quy định. Dẫn tới tình trạng, Lee Nguyễn hiện tại dù đã có quốc tịch Việt Nam nhưng anh cũng chỉ có thể khoác áo ĐT Mỹ và vĩnh viễn không thể khoác áo ĐTQG Việt Nam.

Chính bởi lẽ đó nếu Hồng Quân hoặc Thanh Giang có năng lực thực sự và nếu chúng ta không sử dụng họ và các nước CH Czech hay Đức gọi hai cầu thủ này tập trung đội tuyển ở những trận không có nhiều ý nghĩa thì họ sẽ hết cơ hội khoác áo ĐTVN. Và giả sử trong tương lai một trong hai cầu thủ này đều tỏa sáng cỡ như Lee Nguyễn thời điểm hiện tại, liệu BĐVN lúc đó có cảm thấy tiếc vì mình "chậm chân" hay do VFF đã "thờ ơ với nhân tài xa xứ"?

(Bạn đọc: Thành Nam)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục