Thực tế, chuyện bất đồng giữa ban quản lý sân vận động quốc gia Wembley với liên đoàn bóng đá cũng thường xuyên diễn ra ở Anh. Lý do thường là FA phàn nàn về chất lượng mặt cỏ của sân, chẳng hạn bị cày nát sau mỗi lần có biểu diễn ca nhạc gần với ngày diễn ra các trận đấu ở Cúp FA hoặc của đội tuyển Anh. Tuyệt nhiên chưa thấy lần nào đôi bên bất đồng về chuyện giá thuê sân, bởi mức giá thường được ấn định sẵn từ trước.
Dĩ nhiên, sân Wembley là tổ hợp sân vận động hiện đại nhất ở Anh, thường xuyên được “book” cho những sự kiện văn hoá – thể thao lớn, không đến nỗi “mài dao ba năm chém một mùa” như sân Mỹ Đình. Song với đa số người Anh thì việc bất đồng về phí thuê sân trước một trận đấu bóng đá “vô thưởng vô phạt” như thế này quả là lạ đời. Bình luận về bài báo Chuyến đi Việt Nam của Arsenal bị đe dọa đăng trên trang điện tử của tờ Daily Mail, một độc giả tới từ London thậm chí còn viết rằng “Arsenal nên trả món tiền thuê sân, bởi cùng lắm nó chỉ bằng một tuần lương của cầu thủ vô dụng như Ramsey (khoảng 45.000 bảng)”.
Điều đáng nói nữa là hàng năm, các đội bóng hàng đầu nước Anh thường xuyên xua quân tới Đông Nam Á đá giao hữu kiếm tiền, thậm chí là từ rất lâu rồi, và đây mới là lần đầu xảy ra sự cố kiểu này. Cũng sẽ có người nói, đây mới là lần đầu một đội bóng lớn tới Việt Nam du đấu nên không tránh khỏi một số vấn đề nảy sinh, cứ vỡ ra rồi lần sau sẽ tốt hơn. Song, một khi những thông tin đáng xấu hổ như trên xuất hiện trên mặt báo thế giới thì chắc hẳn, các đội bóng khác cũng như Arsenal sẽ phải cân nhắc nếu lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho những năm tiếp theo. Mà cũng chưa ai dám chắc sau vụ phí, ra sân sẽ còn rắc rối nào nữa, bởi nạn đầu cơ vé, bảo đảm an ninh luôn là nỗi đau đầu của các nhà tổ chức cho bất cứ sự kiện lớn nào ở Việt Nam (năm 2008, các cầu thủ Olympic Brazil đã nói trên báo chí nước ngoài rằng họ đã hoảng sợ khi bị các cổ động viên quây kín khi bước ra khỏi sân bay lên xe buýt về khách sạn).
Trong khi đó, nhìn sang bên nước láng giềng Thái Lan, trong năm nay họ được đón tới bốn đội bóng hùng mạnh tới du đấu, gồm Barcelona, Manchester United, Chelsea và Liverpool. Với Barca và M.U thì đây là lần đầu họ tới Thái du dấu, còn Liverpool thì sẽ là lần thứ tư. Rõ ràng, hữu xạ tự nhiên hương, việc tổ chức thành công những chuyến du đấu của các đội bóng lớn trước đây đã biến Thái Lan trở thành điểm đến hấp dẫn cho các câu lạc bộ nổi tiếng. Không chỉ bóng đá, Bangkok luôn có tên trong các tour lưu diễn thế giới của những nhóm nhạc, ca sĩ hàng đầu. Và đấy cũng chính là lý do mà Thái Lan mỗi năm thu hút tới 22 triệu người từ các hoạt động này (số liệu năm 2012), bất chấp những bất ổn chính trị.
Nhưng dù có tiếng tốt như vậy, lại từng tổ chức thành công Asiad cách đây hơn mười năm, song Thái Lan cũng chưa dám mơ tới chuyện đăng cai Olympic. Đúng ra thì họ cũng từng nộp đơn chạy đua năm 2008, nhưng bị bật bãi ngay từ vòng sơ loại. Thái mà còn thế thì Việt Nam còn phải đợi tới bao giờ?
Dĩ nhiên, sân Wembley là tổ hợp sân vận động hiện đại nhất ở Anh, thường xuyên được “book” cho những sự kiện văn hoá – thể thao lớn, không đến nỗi “mài dao ba năm chém một mùa” như sân Mỹ Đình. Song với đa số người Anh thì việc bất đồng về phí thuê sân trước một trận đấu bóng đá “vô thưởng vô phạt” như thế này quả là lạ đời. Bình luận về bài báo Chuyến đi Việt Nam của Arsenal bị đe dọa đăng trên trang điện tử của tờ Daily Mail, một độc giả tới từ London thậm chí còn viết rằng “Arsenal nên trả món tiền thuê sân, bởi cùng lắm nó chỉ bằng một tuần lương của cầu thủ vô dụng như Ramsey (khoảng 45.000 bảng)”.
![]() |
Điều đáng nói nữa là hàng năm, các đội bóng hàng đầu nước Anh thường xuyên xua quân tới Đông Nam Á đá giao hữu kiếm tiền, thậm chí là từ rất lâu rồi, và đây mới là lần đầu xảy ra sự cố kiểu này. Cũng sẽ có người nói, đây mới là lần đầu một đội bóng lớn tới Việt Nam du đấu nên không tránh khỏi một số vấn đề nảy sinh, cứ vỡ ra rồi lần sau sẽ tốt hơn. Song, một khi những thông tin đáng xấu hổ như trên xuất hiện trên mặt báo thế giới thì chắc hẳn, các đội bóng khác cũng như Arsenal sẽ phải cân nhắc nếu lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho những năm tiếp theo. Mà cũng chưa ai dám chắc sau vụ phí, ra sân sẽ còn rắc rối nào nữa, bởi nạn đầu cơ vé, bảo đảm an ninh luôn là nỗi đau đầu của các nhà tổ chức cho bất cứ sự kiện lớn nào ở Việt Nam (năm 2008, các cầu thủ Olympic Brazil đã nói trên báo chí nước ngoài rằng họ đã hoảng sợ khi bị các cổ động viên quây kín khi bước ra khỏi sân bay lên xe buýt về khách sạn).
Trong khi đó, nhìn sang bên nước láng giềng Thái Lan, trong năm nay họ được đón tới bốn đội bóng hùng mạnh tới du đấu, gồm Barcelona, Manchester United, Chelsea và Liverpool. Với Barca và M.U thì đây là lần đầu họ tới Thái du dấu, còn Liverpool thì sẽ là lần thứ tư. Rõ ràng, hữu xạ tự nhiên hương, việc tổ chức thành công những chuyến du đấu của các đội bóng lớn trước đây đã biến Thái Lan trở thành điểm đến hấp dẫn cho các câu lạc bộ nổi tiếng. Không chỉ bóng đá, Bangkok luôn có tên trong các tour lưu diễn thế giới của những nhóm nhạc, ca sĩ hàng đầu. Và đấy cũng chính là lý do mà Thái Lan mỗi năm thu hút tới 22 triệu người từ các hoạt động này (số liệu năm 2012), bất chấp những bất ổn chính trị.
Nhưng dù có tiếng tốt như vậy, lại từng tổ chức thành công Asiad cách đây hơn mười năm, song Thái Lan cũng chưa dám mơ tới chuyện đăng cai Olympic. Đúng ra thì họ cũng từng nộp đơn chạy đua năm 2008, nhưng bị bật bãi ngay từ vòng sơ loại. Thái mà còn thế thì Việt Nam còn phải đợi tới bao giờ?
Nhật Hoàng |
00:00 30/11/-0001