Thực tế, sau khi đảm nhận vai trò mới, Loew đưa Đức tới chung kết EURO 2008, bán kết World Cup 2010 và hôm nay là bán kết EURO 2012. Nếu xét về thành tích, rõ ràng Loew không hề thua kém những gì mà Klinsmann đã có được. Từ những kế thừa mà Klinsmann để lại, Loew tạo ra sự khác biệt lớn nhất là ông đã mạnh dạn tiến hành những cuộc cách mạng về mặt nhân sự, từ việc loại bỏ những công thần đã ở bên kia sự nghiệp như Ballack, Lehmann cho đến việc đưa những ngôi sao trẻ như Goetze, Reus hay Mueller lên tuyển. Cứ mỗi giải đấu lớn, người Đức lại trình làng những ngôi sao mới và cho thấy họ là đội bóng có được tính kế thừa bậc nhất châu Âu hiện nay.
Trái với Đức, Italia không có được một lực lượng hùng hậu như thế. Sau đêm Berlin huyền thoại, bóng đá Italia bắt đầu chìm trong vấn đề nhân sự khi những người hùng ở World Cup 2006 bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp. Sau 6 năm, Italia lúc này chỉ còn lại Buffon, Pirlo và De Rossi. Từ những khó khăn ấy, thách thức đặt ra cho Prandelli là phải làm sao thực hiện một cuộc cải tổ triệt để, điều mà những người tiền nhiệm là Donadoni hay Lippi đã không thể thực hiện thành công.
Dấu ấn đậm nét trong tư tưởng cầm quân của Prandelli là việc ông có thể trao cơ hội cho những cái tên trẻ, thậm chí đến từ những đội bóng vô danh nếu như nhìn thấy được triển vọng từ anh ta. Những cái tên như Diamanti, Giaccherini hay Ogbonna vì thế đều được trao cơ hội khoác lên mình chiếc áo màu Thiên thanh. Một lý do nữa để thấy cuộc cách mạng của Prandelli triệt để đến mức nào là khi ông quyết định triệu tập những cầu thủ da màu (một điều khó có thể chấp nhận với người dân Italia) như Balotelli hay Ogbonna. Trong quan điểm của Prandelli, ai có tài đều xứng đáng được trao cơ hội và điều này lý giải vì sao ông vẫn ưa thích những gương mặt mới thay vì lựa chọn một số cái tên đã phần nào khẳng định được tên tuổi nhưng thiếu sự đột biến như Quagliarella hay Borriello.
Có một gạch nối chung giữa Prandelli và Loew đó chính là việc cả hai nhà cầm quân này đều luôn cương quyết với cuộc cách mạng của mình. Sự cứng rắn trong những thay đổi giúp cho Prandelli lẫn Loew luôn nhận được sự tôn trọng từ chính các học trò. Tư tưởng cách tân, luôn cầu tiến để làm mới đội bóng của mình khiến cho hai nhà cầm quân luôn tạo ra được sự khác biệt trong lối chơi của đội bóng. Thật không quá lời khi nói rằng ở EURO 2012 này, Đức và Italia đang là 2 đội tuyển đáng xem nhất. Không chỉ đá đẹp mà họ còn cho thấy được tính hiệu quả trong lối chơi khi cùng có tên ở vòng bán kết.
Trong trận chiến đêm nay sẽ có một người chiến thắng còn người kia là kẻ thất bại nhưng Loew và Prandelli đều sẽ nhận được những lời ngợi khen bởi chính sự hiệu quả trong những cuộc cách mạng mà họ tạo ra đối với đội bóng của mình.
![]() |
Loew và Prandelli đều đã thành công với tư tưởng cách tân của mình - Ảnh: Getty |
Trái với Đức, Italia không có được một lực lượng hùng hậu như thế. Sau đêm Berlin huyền thoại, bóng đá Italia bắt đầu chìm trong vấn đề nhân sự khi những người hùng ở World Cup 2006 bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp. Sau 6 năm, Italia lúc này chỉ còn lại Buffon, Pirlo và De Rossi. Từ những khó khăn ấy, thách thức đặt ra cho Prandelli là phải làm sao thực hiện một cuộc cải tổ triệt để, điều mà những người tiền nhiệm là Donadoni hay Lippi đã không thể thực hiện thành công.
Dấu ấn đậm nét trong tư tưởng cầm quân của Prandelli là việc ông có thể trao cơ hội cho những cái tên trẻ, thậm chí đến từ những đội bóng vô danh nếu như nhìn thấy được triển vọng từ anh ta. Những cái tên như Diamanti, Giaccherini hay Ogbonna vì thế đều được trao cơ hội khoác lên mình chiếc áo màu Thiên thanh. Một lý do nữa để thấy cuộc cách mạng của Prandelli triệt để đến mức nào là khi ông quyết định triệu tập những cầu thủ da màu (một điều khó có thể chấp nhận với người dân Italia) như Balotelli hay Ogbonna. Trong quan điểm của Prandelli, ai có tài đều xứng đáng được trao cơ hội và điều này lý giải vì sao ông vẫn ưa thích những gương mặt mới thay vì lựa chọn một số cái tên đã phần nào khẳng định được tên tuổi nhưng thiếu sự đột biến như Quagliarella hay Borriello.
Có một gạch nối chung giữa Prandelli và Loew đó chính là việc cả hai nhà cầm quân này đều luôn cương quyết với cuộc cách mạng của mình. Sự cứng rắn trong những thay đổi giúp cho Prandelli lẫn Loew luôn nhận được sự tôn trọng từ chính các học trò. Tư tưởng cách tân, luôn cầu tiến để làm mới đội bóng của mình khiến cho hai nhà cầm quân luôn tạo ra được sự khác biệt trong lối chơi của đội bóng. Thật không quá lời khi nói rằng ở EURO 2012 này, Đức và Italia đang là 2 đội tuyển đáng xem nhất. Không chỉ đá đẹp mà họ còn cho thấy được tính hiệu quả trong lối chơi khi cùng có tên ở vòng bán kết.
Trong trận chiến đêm nay sẽ có một người chiến thắng còn người kia là kẻ thất bại nhưng Loew và Prandelli đều sẽ nhận được những lời ngợi khen bởi chính sự hiệu quả trong những cuộc cách mạng mà họ tạo ra đối với đội bóng của mình.
Trần Giáp |
00:00 30/11/-0001