Lần cuối cùng 1 sân bóng của TP.HCM phải chịu án phạt là trường hợp của sân QK7 trong trận đấu giữa TMN.CSG (tiền thân của CLB TP.HCM bây giờ) và H.Thanh Hóa (lại là Thanh Hóa) ở vòng 12 V-League 2007. BTC trận đấu ấy cũng đã bị phạt 30 triệu đồng và TMN.CSG phải tổ chức trận đấu kế tiếp trên sân nhà không có khán giả. Án phạt có phần oan uổng, khi chính những CĐV xứ Thanh mới là tác nhân phá hỏng trận đấu, kể từ phút 75, bằng cơn mưa vật thể lạ đổ xuống đường piste suốt hơn 1 giờ đồng hồ, khiến trận đấu phải hủy bỏ 25 phút cuối.
Ấy thế mà H.Thanh Hóa vẫn cứ kêu oan. Trước ngày ban Kỷ luật ra án, HLV trưởng của họ khi đó là ông Trần Văn Phúc đã phủ đầu bằng những tuyên bố đại loại như không thể đổ thừa cho CĐV của họ được và cũng không thể xử thua trắng 0-3 như án phạt mà họ từng phải chịu trong trận đấu với SHB.ĐN trước đó, bởi lỗi là do BTC sân vì thiếu kinh nghiệm xử lý sự cố mà cuối cùng đành phải bất lực, đứng nhìn các vị thượng đế xứ Thanh quậy tưng khán đài. Cho đến bây giờ, đó vẫn là một trong những vết đen của giải bóng đá chuyên nghiệp VN ở tuổi lên 12.
Trở lại với vụ việc trên SVĐ Thống Nhất mới đây. Khác với lần trước trên sân QK7, sự cố chỉ xảy ra sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu đã vang lên, với việc các CĐV được cho là của đội chủ nhà quây và phá xe chở đội khách. Nói đây là hiện tượng lạ, bởi CĐV bóng đá TP.HCM vẫn có tiếng là hiền và kể từ sau khi những cái tên lẫy lừng Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Công an TP.HCM bị xóa sổ, sân Thống Nhất chỉ còn lại rất thưa thớt người hâm mộ tới cổ vũ các trận đấu. Nói không quá lời chứ ngay cả khi họ cố gắng gào thét thật lớn, nhằm làm giảm nhuệ khí của các đội khách tới đây, cũng không phải là chuyện đơn giản.
Thế nhưng, án phạt lần này lại có liên đới trực tiếp tới bộ phận này. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là CĐV cảm thấy không được tôn trọng, bởi một bộ phận cầu thủ xứ Thanh, với điển hình là Bật Hiếu (bằng hành động khiêu khích bị xem là không thể chấp nhận được). Thế nhưng, cũng như vụ việc cách đây 4 năm, đội bóng xứ Thanh gần như vô can, bởi án phạt 10 triệu đồng và cấm thi đấu 2 trận (tại Cúp QG) với cựu trung vệ ĐT U23 QG này chỉ là giơ cao đánh khẽ.
Bóng đá không có khán giả, nó sẽ chết lâm sàng. Mối quan hệ giữa đội bóng và CĐV là tương hỗ, là hữu cơ và thậm chí, AFC đã đưa CĐV (cùng với giới truyền thông) lên đá cặp tiền đạo khi xây dựng mô hình chuẩn phát triển môn thể thao vua. Nhưng khi đơn kháng án còn đang được xem xét, nhiều khả năng Sài Gòn FC sẽ phải tiếp V.Hải Phòng ở trận đấu vòng 4 Super League vào thứ Bảy này mà không có sự sát cánh của CĐV nhà. Đấy là một đòn đau trong nỗ lực kéo người hâm mộ bóng đá TP.HCM trở lại SVĐ với hàng loạt cuộc cách mạng.
Nấu đậu không nhất thiết phải đốt cành đậu. BTC sân Thống Nhất có lý do chính đáng để kêu oan, bởi án phạt chỉ có phần hợp lý, chứ chưa hợp tình, chưa phản ánh đúng những gì đã diễn ra, trước, trong và sau trận đấu trong buổi chiều hôm đó.
Ấy thế mà H.Thanh Hóa vẫn cứ kêu oan. Trước ngày ban Kỷ luật ra án, HLV trưởng của họ khi đó là ông Trần Văn Phúc đã phủ đầu bằng những tuyên bố đại loại như không thể đổ thừa cho CĐV của họ được và cũng không thể xử thua trắng 0-3 như án phạt mà họ từng phải chịu trong trận đấu với SHB.ĐN trước đó, bởi lỗi là do BTC sân vì thiếu kinh nghiệm xử lý sự cố mà cuối cùng đành phải bất lực, đứng nhìn các vị thượng đế xứ Thanh quậy tưng khán đài. Cho đến bây giờ, đó vẫn là một trong những vết đen của giải bóng đá chuyên nghiệp VN ở tuổi lên 12.
![]() |
BTC sân Thống Nhất có lý do chính đáng để kêu oan với án phạt của ban Kỷ luật. Ảnh: Kim Ngọc |
Trở lại với vụ việc trên SVĐ Thống Nhất mới đây. Khác với lần trước trên sân QK7, sự cố chỉ xảy ra sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu đã vang lên, với việc các CĐV được cho là của đội chủ nhà quây và phá xe chở đội khách. Nói đây là hiện tượng lạ, bởi CĐV bóng đá TP.HCM vẫn có tiếng là hiền và kể từ sau khi những cái tên lẫy lừng Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Công an TP.HCM bị xóa sổ, sân Thống Nhất chỉ còn lại rất thưa thớt người hâm mộ tới cổ vũ các trận đấu. Nói không quá lời chứ ngay cả khi họ cố gắng gào thét thật lớn, nhằm làm giảm nhuệ khí của các đội khách tới đây, cũng không phải là chuyện đơn giản.
Thế nhưng, án phạt lần này lại có liên đới trực tiếp tới bộ phận này. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là CĐV cảm thấy không được tôn trọng, bởi một bộ phận cầu thủ xứ Thanh, với điển hình là Bật Hiếu (bằng hành động khiêu khích bị xem là không thể chấp nhận được). Thế nhưng, cũng như vụ việc cách đây 4 năm, đội bóng xứ Thanh gần như vô can, bởi án phạt 10 triệu đồng và cấm thi đấu 2 trận (tại Cúp QG) với cựu trung vệ ĐT U23 QG này chỉ là giơ cao đánh khẽ.
Bóng đá không có khán giả, nó sẽ chết lâm sàng. Mối quan hệ giữa đội bóng và CĐV là tương hỗ, là hữu cơ và thậm chí, AFC đã đưa CĐV (cùng với giới truyền thông) lên đá cặp tiền đạo khi xây dựng mô hình chuẩn phát triển môn thể thao vua. Nhưng khi đơn kháng án còn đang được xem xét, nhiều khả năng Sài Gòn FC sẽ phải tiếp V.Hải Phòng ở trận đấu vòng 4 Super League vào thứ Bảy này mà không có sự sát cánh của CĐV nhà. Đấy là một đòn đau trong nỗ lực kéo người hâm mộ bóng đá TP.HCM trở lại SVĐ với hàng loạt cuộc cách mạng.
Nấu đậu không nhất thiết phải đốt cành đậu. BTC sân Thống Nhất có lý do chính đáng để kêu oan, bởi án phạt chỉ có phần hợp lý, chứ chưa hợp tình, chưa phản ánh đúng những gì đã diễn ra, trước, trong và sau trận đấu trong buổi chiều hôm đó.
Tùy Phong |
00:00 30/11/-0001