Một bạn trẻ than thở: Cái ông chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia mà chưa một ngày làm HLV...
Nhà báo nổi tiếng trả lời: Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Sỹ Hiển từng là HLV Thể công, HLV đội tuyển quốc gia, sao cháu lại nói thế.
Anh bạn trẻ: Bác ơi, Trần Quốc Tuấn mới được bầu mà...
Nhà báo nổi tiếng: Tuấn con anh Chín Lộc biết gì. Chú đang nói Sỹ Hiển giữ ghế này hai nhiệm kỳ.
Anh bạn trẻ: Ông này (Trần Quốc Tuấn) mới lên bác à.
Thú thật, cũng nhờ đọc cái đoạn đối đáp này, tôi mới biết là tại Hội nghị Ban chấp hành VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) vừa diễn ra ở Cần Thơ vào buổi sáng ngày diễn ra trận U-19 Hoàng Anh Gia Lai đá với U-21 Thái Lan, đã có tiết mục bầu Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia và ông Trần Quốc Tuấn đã trúng cử!
Rõ ràng mấy hôm rày, ai ai cũng chăm chú theo dõi chuyện U-19 nên quên béng mất cái việc theo dõi sâu sát cuộc họp của VFF, với một vụ bầu Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia mà kết quả của nó nếu bình thường đã trở thành một đề tài sôi nổi.
Hội đồng HLV quốc gia là một bộ phận - trên lý thuyết - hết sức quan trọng đối với một nền bóng đá. Tôi nhớ có lần trò chuyện với nhà báo Vũ Công Lập, một người hết sức am hiểu về bóng đá Đức, ông có nói về Hội đồng HLV quốc gia. Ông cho biết, ở Đức, Hội đồng HLV quốc gia là tập hợp các HLV đương chức của các CLB đang dự Bundesliga. Nhờ vậy, giữa HLV trưởng đội tuyển quốc gia - cũng là thành viên của hội đồng - mới có những cuộc làm việc với các HLV đang hành nghề ở giải đấu quan trọng nhất. Từ những cuộc làm việc đó, họ tiến cử cầu thủ, bàn bạc về kế hoạch, nhờ thế giữa đội tuyển với các CLB mới có được sự thấu hiểu, cảm thông cho nhau, thống nhất với nhau về các vấn đề liên quan đến chuyên môn.
Từ câu chuyện mà ông Lập kể, soi lại bóng đá Việt, mới thấy cái Hội đồng HLV quốc gia của chúng ta những năm vừa qua là hữu danh vô thực. Bởi ở đó, chỉ toàn các nhà chuyên môn đã về hưu, không có một ai đang dẫn dắt các CLB dự V-League. Chính vì thế, giữa CLB với đội tuyển thường mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến không ít trường hợp cầu thủ được “xúi giục” từ CLB là tránh né đội tuyển. Hay những thông tin về chuyên môn, diễn biến sức khỏe của từng cầu thủ đã không được các đội cung cấp cho HLV trưởng đội tuyển.
Tôi thật sự không hiểu các quan chức của VFF nghĩ gì khi bầu ông Trần Quốc Tuấn vào ghế Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia. Một ông Chủ tịch VFF không am hiểu bóng đá cũng chẳng sao, vì nhiệm vụ của ông là thể hiện kỹ năng quản lý, điều hành. Nhưng ở những bộ phận có đặc thù chuyên môn cao thì phải là những người thật sự có uy tín về lĩnh vực đó. Cứ thử nghĩ, nếu Hội đồng HLV quốc gia có HLV Lê Huỳnh Đức, Lê Thụy Hải, Phan Thanh Hùng... thì người ta sẽ nghĩ gì về ông Chủ tịch trong các cuộc họp của hội đồng này?
Nhà báo nổi tiếng trả lời: Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Sỹ Hiển từng là HLV Thể công, HLV đội tuyển quốc gia, sao cháu lại nói thế.
Anh bạn trẻ: Bác ơi, Trần Quốc Tuấn mới được bầu mà...
Nhà báo nổi tiếng: Tuấn con anh Chín Lộc biết gì. Chú đang nói Sỹ Hiển giữ ghế này hai nhiệm kỳ.
Anh bạn trẻ: Ông này (Trần Quốc Tuấn) mới lên bác à.
![]() |
Thú thật, cũng nhờ đọc cái đoạn đối đáp này, tôi mới biết là tại Hội nghị Ban chấp hành VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) vừa diễn ra ở Cần Thơ vào buổi sáng ngày diễn ra trận U-19 Hoàng Anh Gia Lai đá với U-21 Thái Lan, đã có tiết mục bầu Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia và ông Trần Quốc Tuấn đã trúng cử!
Rõ ràng mấy hôm rày, ai ai cũng chăm chú theo dõi chuyện U-19 nên quên béng mất cái việc theo dõi sâu sát cuộc họp của VFF, với một vụ bầu Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia mà kết quả của nó nếu bình thường đã trở thành một đề tài sôi nổi.
Hội đồng HLV quốc gia là một bộ phận - trên lý thuyết - hết sức quan trọng đối với một nền bóng đá. Tôi nhớ có lần trò chuyện với nhà báo Vũ Công Lập, một người hết sức am hiểu về bóng đá Đức, ông có nói về Hội đồng HLV quốc gia. Ông cho biết, ở Đức, Hội đồng HLV quốc gia là tập hợp các HLV đương chức của các CLB đang dự Bundesliga. Nhờ vậy, giữa HLV trưởng đội tuyển quốc gia - cũng là thành viên của hội đồng - mới có những cuộc làm việc với các HLV đang hành nghề ở giải đấu quan trọng nhất. Từ những cuộc làm việc đó, họ tiến cử cầu thủ, bàn bạc về kế hoạch, nhờ thế giữa đội tuyển với các CLB mới có được sự thấu hiểu, cảm thông cho nhau, thống nhất với nhau về các vấn đề liên quan đến chuyên môn.
Từ câu chuyện mà ông Lập kể, soi lại bóng đá Việt, mới thấy cái Hội đồng HLV quốc gia của chúng ta những năm vừa qua là hữu danh vô thực. Bởi ở đó, chỉ toàn các nhà chuyên môn đã về hưu, không có một ai đang dẫn dắt các CLB dự V-League. Chính vì thế, giữa CLB với đội tuyển thường mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến không ít trường hợp cầu thủ được “xúi giục” từ CLB là tránh né đội tuyển. Hay những thông tin về chuyên môn, diễn biến sức khỏe của từng cầu thủ đã không được các đội cung cấp cho HLV trưởng đội tuyển.
Tôi thật sự không hiểu các quan chức của VFF nghĩ gì khi bầu ông Trần Quốc Tuấn vào ghế Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia. Một ông Chủ tịch VFF không am hiểu bóng đá cũng chẳng sao, vì nhiệm vụ của ông là thể hiện kỹ năng quản lý, điều hành. Nhưng ở những bộ phận có đặc thù chuyên môn cao thì phải là những người thật sự có uy tín về lĩnh vực đó. Cứ thử nghĩ, nếu Hội đồng HLV quốc gia có HLV Lê Huỳnh Đức, Lê Thụy Hải, Phan Thanh Hùng... thì người ta sẽ nghĩ gì về ông Chủ tịch trong các cuộc họp của hội đồng này?
Nhất Huy |
00:00 30/11/-0001