Tuy nhiên, liệu có chuyện gì không ổn ở đây không khi mà nhà tài trợ chính Eximbank vốn độc quyền ngành tài chính, ngân hàng lại để cho vô số bảng quảng cáo ngân hàng che lấp mình tại sân Hàng Đẫy ở ngày khởi tranh Super League?
Theo điều lệ, ở phần “quảng cáo và tài trợ” có quy định các trường hợp ngoại lệ về việc gắn bảng quảng cáo cùng ngành hàng như sau: “Thứ nhất là CLB đã có nhà tài trợ chính hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng hoặc có gắn thương hiệu trên áo thi đấu của CLB và đã thông báo bằng văn bản tới VPF. Thứ hai là chủ sở hữu và/hoặc cổ đông nắm giữ số cổ phần cao nhất của CLB có hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng”.
Xét ở trường hợp thứ nhất thì đội CLB Hà Nội nay đâu còn liên quan gì đến ngân hàng ACB và trên tên đội lẫn áo thi đấu cũng chẳng xuất hiện thương hiệu ACB cũng như các ngân hàng khác.
Ở trường hợp thứ hai thì có thể dễ hiểu hơn tuy nhiên, quy định ngoại lệ này được áp dụng chủ yếu là để giúp các đội bóng đã lỡ mang tên của thương hiệu tài trợ là ngành ngân hàng có điều kiện để quảng bá. Ví dụ như SHB quản lý đội Đà Nẵng thì phải có bảng quảng cáo SHB vậy. Nhưng ở trường hợp của bầu Kiên và CLB Hà Nội thì khác khi ông bầu này chỉ là người có cổ phần tại nhiều ngân hàng chứ các ngân hàng đó không liên quan đến đội bóng ngoài việc tài trợ hoặc đặt biển quảng cáo mà thôi. Lẽ ra, VPF cần xem kỹ trường hợp này vì như vậy là vi phạm độc quyền quảng cáo của nhà tài trợ chính Eximbank.
Phải chăng vì là người có cổ phần tại Eximbank nên ông Kiên có thể khiến ban lãnh đạo Eximbank du di cho ông được đặt nhiều bảng quảng cáo ngân hàng? Vậy nếu không phải Eximbank tài trợ mà là ngân hàng khác thì sao?
Thực tế, đây cũng là một câu chuyện khá nhỏ nhưng như chúng ta đang kỳ vọng, VPF sẽ làm cho bóng đá Việt Nam chuyên nghiệp hơn thì cũng hy vọng, công ty này sẽ phải đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn, tránh những tiền lệ không hay.
![]() |
Lẽ ra, VPF cần đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng hơn về chuyện đặt biển quảng cáo trên sân. Ảnh: Q.TH |
Theo điều lệ, ở phần “quảng cáo và tài trợ” có quy định các trường hợp ngoại lệ về việc gắn bảng quảng cáo cùng ngành hàng như sau: “Thứ nhất là CLB đã có nhà tài trợ chính hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng hoặc có gắn thương hiệu trên áo thi đấu của CLB và đã thông báo bằng văn bản tới VPF. Thứ hai là chủ sở hữu và/hoặc cổ đông nắm giữ số cổ phần cao nhất của CLB có hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng”.
Xét ở trường hợp thứ nhất thì đội CLB Hà Nội nay đâu còn liên quan gì đến ngân hàng ACB và trên tên đội lẫn áo thi đấu cũng chẳng xuất hiện thương hiệu ACB cũng như các ngân hàng khác.
Ở trường hợp thứ hai thì có thể dễ hiểu hơn tuy nhiên, quy định ngoại lệ này được áp dụng chủ yếu là để giúp các đội bóng đã lỡ mang tên của thương hiệu tài trợ là ngành ngân hàng có điều kiện để quảng bá. Ví dụ như SHB quản lý đội Đà Nẵng thì phải có bảng quảng cáo SHB vậy. Nhưng ở trường hợp của bầu Kiên và CLB Hà Nội thì khác khi ông bầu này chỉ là người có cổ phần tại nhiều ngân hàng chứ các ngân hàng đó không liên quan đến đội bóng ngoài việc tài trợ hoặc đặt biển quảng cáo mà thôi. Lẽ ra, VPF cần xem kỹ trường hợp này vì như vậy là vi phạm độc quyền quảng cáo của nhà tài trợ chính Eximbank.
Phải chăng vì là người có cổ phần tại Eximbank nên ông Kiên có thể khiến ban lãnh đạo Eximbank du di cho ông được đặt nhiều bảng quảng cáo ngân hàng? Vậy nếu không phải Eximbank tài trợ mà là ngân hàng khác thì sao?
Thực tế, đây cũng là một câu chuyện khá nhỏ nhưng như chúng ta đang kỳ vọng, VPF sẽ làm cho bóng đá Việt Nam chuyên nghiệp hơn thì cũng hy vọng, công ty này sẽ phải đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn, tránh những tiền lệ không hay.
Đăng Linh |
00:00 30/11/-0001